Cặp 'sát thủ tàu ngầm' một thời của Hải quân Việt Nam

Trong quá khứ, lực lượng săn ngầm từ trên không của Việt Nam khá mạnh với trực thăng Ka-25 và máy bay cánh bằng Be-12.

Theo Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, ngày 16/4/1980, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân quyết định điều động toàn bộ phi đội tiêm kích MiG-19 (J-6) thuộc Trung đoàn 925 đang làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia về nước.

Các phi công của Trung đoàn 925 sau đó được phân công đi học chuyển loại tiêm kích MiG-21, trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25 và thủy phi cơ săn ngầm Beriev Be-12.

Cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập các phi đội máy bay săn ngầm Be-12 và Ka-25 thuộc Trung đoàn Không quân 933 - Sư đoàn 372.

Sang đầu năm 1981, 4 thủy phi cơ săn ngầm Be-12 đã được Liên Xô chuyển giao cho phía Việt Nam. Cũng trong năm này, chúng ta đã tiếp nhận đủ 15 trực thăng săn ngầm Ka-25.

Trực thăng săn ngầm Ka-25 của Hải quân Liên Xô
Trực thăng săn ngầm Ka-25 của Hải quân Liên Xô

Ka-25 Hormon được Kamov thiết kế vào năm 1958, nó sử dụng rotor đồng trục để khử mô men xoắn do đó không cần cánh quạt đuôi. Kết cấu nhỏ gọn này đặc biệt phù hợp cho việc triển khai trên tàu chiến.

Trực thăng Ka-25 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 26/4/1963, chính thức ra mắt năm 1972 và được sản xuất trong giai đoạn 1965 - 1977 với số lượng khoảng 460 chiếc.

Phi hành đoàn của Ka-25 gồm 4 người; máy bay có chiều dài 9,75 m; cao 5,37 m; đường kính rotor 15,74 m; trọng lượng rỗng 4.765 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 7.500 kg.

Động cơ lắp cho Ka-25 là loại Glushenkov GTD-3F 671 kW (900 mã lực) cho tốc độ tối đa 209 km/h; tốc độ hành trình 193 km/h; tầm hoạt động 400 km; trần bay 3.350 m; tải trọng vũ khí 1.900 kg gồm bom chìm hoặc ngư lôi chống ngầm.

Thủy phi cơ Beriev Be-12 của Hải quân Nga
Thủy phi cơ Beriev Be-12 của Hải quân Nga

Trong khi đó Beriev Be-12 Chayka là loại thủy phi cơ tuần tra hàng hải và chống tàu ngầm do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950 và chính thức gia nhập biên chế năm 1963.

Be-12 có đôi cánh giống hình cánh chim hải âu, đầu cánh là tàu nhỏ dạng phao có tác dụng giữ cân bằng khi cất, hạ cánh. Đáy của tàu phao cũng như phần bụng của máy bay được vuốt nhọn, giúp giảm bớt lực cản của nước khi cất cánh. 

Đuôi máy bay có dạng 3 nhánh với phần đuôi kéo dài để chứa thiết bị dò tìm từ trường, 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng với nhau.

Phi hành đoàn của Be-12 gồm 4 người, máy bay có chiều dài 30,11 m; cao 7,94 m sải cánh 29,84 m; trọng lượng rỗng 24.000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 36.000 kg.

Động cơ turbine cánh quạt trang bị cho Be-12 là loại Ivchenko Progress AI-20D công suất 3.864 kW (5.180 mã lực) mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 530 km/h; tầm hoạt động 3.300 km; trần bay 8.000 m.

Hệ thống điện tử của Be-12 gồm thiết bị định vị, thiết bị hỗ trợ hạ cánh trong điều kiện tầm nhìn kém và trong đêm, các hệ thống dò tìm tàu ngầm gồm: thiết bị định vị thủy âm (sonar) Baku và thiết bị dò tìm điểm từ trường bất thường (MAD) APM-56.

Be-12 mang được tối đa 3.000 kg vũ khí gồm: ngư lôi tự dẫn âm thanh AT-1 hoặc AT-2 cỡ 450 và 533 mm cùng với bom chìm để tấn công tàu ngầm đối phương.

Trực thăng săn ngầm Ka-25 và tàu phóng lôi Shershen của Hải quân Việt Nam trong một chuyến tuần tra
Trực thăng săn ngầm Ka-25 và tàu phóng lôi Shershen của Hải quân Việt Nam trong một chuyến tuần tra

Trong quá trình sử dụng, các máy bay Ka-25 và Be-12 liên tục được điều chuyển đầu mối quản lý từ Không quân sang Hải quân (tháng 4/1982) rồi lại quay về Không quân (ngày 25/6/1984).

Toàn bộ phi đội Ka-25 cũng như Be-12 của Việt Nam được cho là đã ngừng hoạt động từ cuối những năm 1980. Hiện nay chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những chiếc Ka-25 trong bảo tàng, còn lại số Be-12 theo một vài nguồn tin thì đã được trả lại cho phía Liên xô.

Theo Baodatviet

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

(Baonghean.vn) - Chiều 22/2, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương.

Biên giới

Những lá đơn tình nguyện 'lên đường đi giữ biên cương'

(Baonghean.vn) - Ngót 45 năm đã trôi qua, các thế hệ người dân Việt Nam vẫn luôn ghi nhớ không khí sục sôi của những tháng ngày lịch sử. Hiện, ở Bảo tàng Quân khu 4 còn lưu giữ những lá đơn tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ biên cương của những thanh niên đất Nghệ.