Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết về Biển Đông

Thượng viện Mỹ đã thông qua với tỷ lệ áp đảo Nghị quyết 167 kêu gọi giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.

Nghị quyết do Thượng nghị sỹ Robert Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, bảo trợ.

Đồng tác giả là các Thượng nghị sỹ Bob Corker, Ben Cardin và Marco Rubio thuộc tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương.

Nghị quyết do Thượng nghị sỹ Robert Menendez bảo trợ.
(Nguồn: theridgewoodblog.net)

Dẫn Nghị quyết 167, phóng viên TTXVN tại Washington ngày 31/7 cho biết văn kiện này thúc giục các nước có tuyên bố chủ quyền tại hai vùng biển này nhanh chóng hình thành và thông qua một bộ quy tắc ứng xử để tránh xung đột.

Nghị quyết yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án hành động đe dọa, cưỡng bức và dùng vũ lực của hải quân, cảnh sát biển, tàu cá hay máy bay quân sự và dân sự tại Biển Đông và biển Hoa Đông với mục đích khẳng định chủ quyền biển và chủ quyền lãnh thổ, thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Hoa Đông."

Nghị quyết kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).

Phát biểu khi thông qua nghị quyết này, Thượng nghị sỹ Menendez cho biết Mỹ sẽ can thiệp vào các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông qua đường lối ngoại giao vì theo ông "với lịch sử quan hệ lâu nay tại khu vực, Mỹ hết sức quan tâm đến việc hợp tác với tất cả các bên để phát triển, thực thi và duy trì trật tự dựa trên luật lệ tại đây, được bắt đầu bằng cách ủng hộ-khuyến khích một giải pháp hòa bình và đưa vào hoạt động các cơ chế hữu hiệu để xử lý tranh chấp làm ảnh hưởng đến ổn định khu vực."

Trang web của Thượng viện Menedez viết: "Các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay không phải là vấn đề của quá khứ mà liên quan chặt chẽ tới tương lai của một khu vực được xem là trọng tâm của phát triển kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21"./.
Theo (TTXVN) - ĐT

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.