Vì sao chiếc phà đắm Sewol vẫn chưa được Hàn Quốc trục vớt?

Nhiều người cho rằng, việc trục vớt phà đắm có thể tước đi cơ hội sống của những người có thể còn sống sót trên phà.
Theo AFP, một số thân nhân của hành khách trên chiếc phà đắm Sewol hiện còn đang mất tích cho rằng, đã đến lúc sử dụng cần trục để trục vớt còn phà đắm lên khỏi mặt nước. Tuy nhiên, số khác lại phản đối việc trục vớt vì lo ngại rằng, nếu làm như vậy có thể sẽ giết chết những người có thể vẫn đang sống sót trong phà.
Cần trục đã được đưa đến khu vực phà đắm để sẵn sàng trục vớt (Ảnh: AP)
Cần trục đã được đưa đến khu vực phà đắm để sẵn sàng trục vớt (Ảnh: AP)
Trên thực tế, một số người vẫn hy vọng về phép màu xảy ra khi các túi khí trên phà có thể giúp những hành khách sống sót dù đã 5 ngày trôi qua. Trong khi đó, nhiều người tỏ ra thực tế hơn khi mong muốn sớm dùng cần trục để trục vớt trước khi quá muộn.
Cha của một học sinh có mặt trên chiếc phà đắm nói: “Tôi nghĩ đã đến lúc sử dụng cần trục. Việc sớm trục vớt con phà đắm sẽ giúp chúng ta tìm được các thi thể trước khi bị dòng hải lưu cuốn đi hoặc bị phân hủy do ở lâu trong môi trường nước”.
Một người khác đồng tình với ý kiến trên cho rằng: “Một khi hy vọng đã không còn, tôi muốn nhận được xác người thân trong tình trạng nguyên vẹn”.
Mặc dù vậy, cũng có không ít ý kiến phản đối khi cho rằng, việc trục vớt chiếc phà đắm sẽ tước đi cơ hội sống cho những người có thể còn đang sống sót trong phà.
Bà Chung Hye-sook, phụ huynh của một học sinh mất tích nói: “Không thể chấp nhận được phương án đó, điều gì sẽ xảy ra nếu trong phà còn người sống sót? Phương án an toàn duy nhất là sử dụng thợ lặn tiếp cận bên trong con phà để đưa người ra”.
Hiện nay, nhiều gia đình đã bắt đầu cung cấp mẫu ADN cho nhà chức trách để phục vụ công tác nhận dạng các nạn nhân trong vụ chìm phà.
Thông tin mới nhất từ Yonhap cho hay, tính đến sáng sớm ngày 21/4, số người chết trong vụ đắm phà ở khu vực ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam Hàn Quốc đã là 64. Trong khi đó, hoạt động tìm kiếm sẽ tiếp tục được thực hiện ngày thứ sáu liên tiếp kể từ sau khi thảm họa xảy ra./.

Theo VOV

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.