Triển khai máy bay ném bom B-2, Mỹ gửi thông điệp tới TQ

Mỹ mới đây triển khai ba máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit ở Guam như một phần của chiến lược “xoay trục” châu Á-TBD và gửi thông điệp tới TQ.
B-2 Spirit được hai chiếc tiêm kích tàng hình F-22 hộ tống tại Guam. Ảnh: US Nav
B-2 Spirit được hai chiếc tiêm kích tàng hình F-22 hộ tống tại Guam. Ảnh: US Nav
Trang tin Mỹ Washington Free Beacon ngày 28/8 dẫn lời đô đốc hải quân Cecil Haney thuộc Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ nói rằng, việc triển khai huấn luyện phi đội máy bay B-2 nói trên chứng tỏ Mỹ tiếp tục cam kết với các chiến dịch không kích chiến lược toàn cầu tại khu vực châu Á-TBD, đồng thời thi hành các lựa chọn quân sự linh hoạt và đáng tin cậy của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhằm đáp ứng các yêu cầu an ninh quốc gia của Mỹ và các đồng minh.
Đô đốc Haney tuyên bố, việc triển khai các máy bay ném bom hạt nhân chiến lược B-2 nhằm gửi một thông điệp tới các đồng minh cũng như đối thủ của Mỹ.
“Điều quan trọng đối với Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ là tiếp tục thực thi khả năng tấn công toàn cầu và tăng cường răn đe những kẻ thù tiềm tàng, trong khi bảo đảm an ninh cho các đồng minh của chúng tôi thông qua những đợt triển khai dạng này”, ông Haney nói.
Global Times dẫn lời một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên nói rằng, chiếc máy bay săn ngầm P-8 của Mỹ tuần trước bị chặn đuổi vì đã “gây trở ngại nghiêm trọng” cho một tàu ngầm Trung Quốc đang hoạt động trên biển Đông.
Đô đốc Haney nói rằng, quân đội Mỹ “đang giám sát suốt 24/24h, 7 ngày/tuần khi tiến hành các chiến dịch nhằm phát hiện và ngăn ngừa những vụ tấn công chiến lược nhằm vào Mỹ và các đồng minh của chúng tôi”.
Triển khai các máy bay ném bom chiến lược như vậy chỉ là một cách mà Bộ Tư lệnh TBD của Mỹ thực hiện để duy trì sự ổn định”, ông nói.
Gần như suốt tháng 8, các máy bay ném bom tàng hình tối tân của Mỹ đóng căn cứ tại hòn đảo phía tây TBD, thực hiện các nhiệm vụ được không lực Mỹ mô tả là các hoạt động “nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu”.
Phát ngôn viên không quân Mỹ Ray Geoffroy cho biết, máy bay B-2 bay tập gần Guam và trong khu vực Bộ Tư lệnh TBD chịu trách nhiệm. Các kỹ năng huấn luyện bao gồm chỉ huy và kiểm soát, tiếp dầu trên không và lắp đặt vũ khí. Đại úy Geoffroy nói việc triển khai máy bay ném bom tàng hình được lên kế hoạch gần đây.
Máy bay B-2 Spirit có thể mang vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí quy ước, được Mỹ điều tới châu Á-TBD để hậu thuẫn các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc đối phó vũ khí hạt nhân của Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Kể từ tháng 1/2012, đây là lần đầu tiên B-2 được triển khai tại châu Á-TBD.
Giám sát tàu ngầm Trung Quốc?
Mỹ triển khai B-2 đúng thời điểm xảy ra vụ máy bay săn ngầm P-8 của Mỹ bị chiến đấu cơ của Trung Quốc chặn đầu trên biển Đông. Lầu Năm Góc gọi đó là hành động “nguy hiểm và khiêu khích”, nhưng Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này, yêu cầu Mỹ dừng các chuyến bay do thám duyên hải nước này.
Ngay lập tức, Mỹ điều động cụm tác chiến tàu sân bay thứ hai USS Carl Vinson tới tây TBD. Báo Sankei Shimbun (Nhật Bản) mới đây đưa tin, tiếp sau việc triển khai B-2, không quân Mỹ còn có kế hoạch đưa hơn 20 “pháo đài bay” B-52 tới căn cứ không quân Anderson tại Guam.
Hãng tin Anh Reuters ngày 28/8 dẫn nguồn báo Trung Quốc Global Times nói rằng, thiếu tướng Trương Triệu Trung thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã hối thúc các phi công điều khiển chiến đấu cơ chặn máy bay trinh sát của Mỹ bay sát hơn nữa.
Ý kiến của viên tướng này phản ánh quan điểm của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trong việc bảo vệ hoạt động mở rộng đội tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo trước các máy bay do thám Mỹ.
Các chuyên gia Trung Quốc nhận định, mục tiêu giám sát của Mỹ có thể là đội tàu ngầm của Trung Quốc đóng căn cứ tại đảo Hải Nam. Trong số này có các tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn có khả năng mang tên lửa đạn đạo Cự Lãng - vũ khí chủ lực trong chiến lược răn đe hạt nhân của Trung Quốc.
Theo Tiền Phong

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.