Fed chấm dứt toàn bộ chương trình cứu trợ, giữ nguyên lãi suất thấp

Đúng như dự đoán của giới chuyên gia, ngày 29/10, Ngân hàng trung ương Mỹ đã quyết định chấm dứt toàn bộ các gói cứu trợ nhưng vẫn giữ nguyên tỷ lệ lãi suất thấp nhằm kích thích đầu tư và tín dụng.
Chấm dứt chương trình cứu trợ được nhìn nhận là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách tài chính của Mỹ.
Các nhà đầu tư tại sàn giao dịch chứng khoán ở New York. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Các nhà đầu tư tại sàn giao dịch chứng khoán ở New York. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông báo của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) cho biết, sau hai ngày họp định kỳ, Ngân hàng dự trữ liên bang (Fed) quyết định chấm dứt toàn bộ chương trình cứu trợ (QE) đã theo đuổi suốt từ tháng 11/2008 nhằm cứu giúp nền kinh tế Mỹ vượt qua cuộc đại suy thoái 2007-2009.
Với ba gói cứu trợ, trong sáu năm qua Fed đã tung vào thị trường tổng cộng 4.400 tỷ USD để mua lại các trái phiếu dài hạn có liên quan tới thế chấp nhằm giữ tỷ lệ lãi suất cơ bản ở mức thấp, qua đó kích thích đầu tư, tín dụng và giúp thúc đẩy đà phục hồi kinh tế.
Để đi tới chấm dứt toàn bộ chương trình này, trong một năm trở lại đây, Fed đã từng bước cắt giảm gói cứu trợ thứ ba (QE-3) từ mức 85 tỷ USD/tháng xuống 15 tỷ USD trong tháng 10 này.
Thông báo cũng cho biết toàn bộ 12 thành viên của FOMC đã bỏ phiếu nhất trí tiếp tục duy trì "thêm một thời gian nhất định" tỷ lệ lãi suất các khoản vay qua đêm liên ngân hàng thương mại ở mức 0-0,25% theo đuổi từ tháng 12/2008 tới nay.
Nguyên nhân dẫn tới quyết định chấm dứt toàn bộ chương trình cứu trợ được giải thích là “Fed tin tưởng rằng sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục, cho dù kinh tế toàn cầu đang có chiều hướng phát triển chậm lại.”
Một nguyên nhân nữa là thị trường việc làm của Mỹ trong tám tháng qua liên tục được cải thiện với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Chín giảm từ 6,1% xuống 5,9%. Đây là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất ở Mỹ trong sáu năm qua.
Thông báo cho biết nhiệm vụ của Fed trong thời gian tới là giữ tỷ lệ lạm phát ở mức 2% và tiếp tục hỗ trợ thị trường việc làm trở lại mức bình thường với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 5%. Các chuyên gia dự báo nhiều khả năng Fed tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất cơ bản gần như bằng 0 cho tới giữa năm 2015.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã ngay lập tức chịu tác động nhẹ bởi những quyết định mới nhất của Fed. Các chỉ số chủ lực gồm Dow Jones, Standard&Poor's 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm 0,18%, 0,14% và 0,33% khi chốt phiên giao dịch ngày 29/10.
Theo Vietnam+

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.