Việc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 vẫn đang được tiến hành

(Baonghean.vn) - Sau bảy tháng biến mất không rõ nguyên nhân của chuyến bay MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines, thứ hai ngày 6/10, các cuộc tìm kiếm dấu vết của chiếc máy bay xấu số trên vẫn đang được tiếp tục tiến hành ở Ấn Độ Dương – nơi được cho là chiếc máy bay đã gặp nạn.
Ngày 6/10, Cục An toàn giao thông Australia (ATSB) cho biết “Con tàu GO Phoenix đã đến khu vực tìm kiếm ở nam Ấn Độ Dương và bắt đầu công việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của mình”. ASTB cũng thông báo Ủy ban rất thận trọng trong việc phân tích các số liệu để xác định vị trí của chiếc máy bay mất tích.
Các cuộc tìm kiếm chiếc máy bay xấu số MH370 vẫn đang được tiếp tục trên vùng biển phía nam Ấn Độ Dương. Ảnh: Fugro
Các cuộc tìm kiếm chiếc máy bay xấu số MH370 vẫn đang được tiếp tục trên vùng biển phía nam Ấn Độ Dương. Ảnh: Fugro
Tàu GO Phoenix là chiếc tàu chuyên dụng có thể sử dụng sóng siêu âm tới độ sâu 5000 m cho phép phát hiện bất kỳ một dấu hiệu nào của chiếc máy bay MH370 từ các mảnh vỡ cho đến dấu vết nhiên liệu sót lại tại vùng biển phía nam Ấn Độ Dương, nằm cách bờ biển phía tây của Australia 1800 km. Khi phát hiện các dấu hiệu “bất thường”, con tàu sẽ phân tích kỹ hơn và kích hoạt camera. Được biết, tàu GO Phoenix có thể thực hiện các cuộc tìm kiếm liên tục trong 12 ngày trước khi quay trở lại bờ để tiếp nhiên liệu. 
Cuộc tìm kiếm cũng nhận được sự giúp đỡ của chuyên gia đã từng làm việc với vụ tai nạn hàng không ở Đại Tây Dương của Air France AF447 từ Rio đến Paris hồi tháng 6 năm 2009.
Tuy nhiên, công việc tìm kiếm hiện đang gặp phải rất nhiều khó khăn do khu vực mở rộng tìm kiếm trên nằm cách xa đất liền và hầu như chưa được nghiên cứu. Đồng thời, những người tham gia cuộc tìm kiếm sẽ phải chịu đựng thường xuyên cái lạnh kèm theo gió mạnh đến từ Nam cực và thậm chí là cả những con sóng lớn có thể cao tới 12 m. 
Chiếc máy bay MH370 đã mất tích ngày 8/3 khi đang bay trên vùng biển giữa Malaysia và Việt Nam mang theo 239 hành khách và phi hành đoàn. Cho đến nay, người ta không thể lý giải nguyên nhân dẫn đến việc mất tích của chuyến bay này. Australia đã chi từ 60.000.000 đến 90.000.000 đô la Úc (tầm khoảng 40.000.000 – 60.000.000 euro) cho việc tìm kiếm chiếc máy bay trên. Và đây được đánh giá là vụ tìm kiếm đắt giá nhất trong lịch sử ngành hàng không.
Chu Thanh

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.