Burkina Faso: Lãnh đạo lâm thời từ chối chuyển giao quyền lực

Trung tá Isaac Zida, người được quân đội chỉ định làm lãnh đạo lâm thời của Burkina Faso, đã bác bỏ yêu cầu của Liên minh châu Phi (AU) về việc trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự trong hai tuần tới, đồng thời tuyên bố "không sợ các biện pháp trừng phạt." 
Động thái này được đưa ra chỉ một ngày sau khi quân đội, các đảng phái và những người đứng đầu xã hội dân sự ở Burkina Faso đạt thỏa thuận chuyển tiếp chính trị.
Ông Isaac Zida, Trung tá quân đội đồng thời là Lãnh đạo lâm thời Burkina Faso. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ông Isaac Zida, Trung tá quân đội đồng thời là Lãnh đạo lâm thời Burkina Faso. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Từ ngày 1/11 vừa qua, quân đội đã lấp khoảng trống quyền lực sau khi Tổng thống Blaise Compaore từ chức. Hành động này vấp phải sự chỉ trích của các chính trị gia đối lập và cộng đồng quốc tế. Theo hiến pháp Burkina Faso, Chủ tịch Quốc hội sẽ làm Tổng thống lâm thời sau khi Tổng thống từ chức.
Trước đó, Tổng thống Compaore đã phải ra đi sau một tuần biểu tình rầm rộ phản đối ý định sửa đổi hiến pháp để ông tiếp tục ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ ba sau 27 năm nắm quyền. Bạo lực đã làm ít nhất 30 người thiệt mạng chỉ trong một tuần. Đến ngày 2/11, giao thông trên các tuyến phố ở Ouagadougou đã được thông suốt, ngân hàng và khu chợ lớn nhất của thủ đô đã mở cửa trở lại sau sáu ngày không hoạt động.
Ngày 6/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi tất cả các bên tại Burkina Faso nhanh chóng đưa ra quyết định về người đứng đầu tiến trình chuyển tiếp chính trị của nước này.
Thông qua người phát ngôn, Tổng Thư ký Ban Ki-moon hoan nghênh thỏa thuận mà Burkina Faso vừa đạt được trong cuộc đàm phán ngày 5/11, theo đó tiến trình chuyển tiếp chính trị sẽ diễn ra trong vòng một năm, sau đó là các cuộc bầu cử dân chủ vào tháng 11/2015. Ông Ban Ki-moon khuyến khích các bên tại quốc gia Tây Phi này tiếp tục đối thoại để thống nhất về “một nhân vật dân sự xuất chúng” sẽ dẫn dắt tiến trình chuyển tiếp.
Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng đánh giá cao nỗ lực hòa giải chung của Liên hợp quốc, AU và Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS), cùng các nhà lãnh đạo Ghana, Nigeria và Senegal./.
Theo TTXVN

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.