Tàu chiến Mistral "tiến thoái lưỡng nan"

(Baonghean) - Ngay trước thềm hội nghị G20, việc bàn giao tàu chiến Mistral của pháp cho Nga vẫn là một câu hỏi nhạy cảm vì tình hình Ukraina căng thẳng trở lại.

Ngày 15 và 16/11, Tổng thống Hollande và Putin sẽ “chạm trán” tại cuộc họp G20 giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới tại Australia. Báo chí Nga trích dẫn một "nguồn tin cấp cao" giấu tên cho biết, Nga giao hẹn Pháp có một tuần từ nay cho đến cuối tháng 11 để bàn giao con tàu đầu tiên theo hợp đồng ký năm 2011. Tàu chiến Vladivostok là con tàu loại Mistral với giá lên đến 1,2 tỷ euro. Nếu Pháp không thực hiện giao ước, Nga đe doạ sẽ đệ đơn kiện lên Toà án tài chính: “Chúng tôi chuẩn bị tinh thần cho nhiều viễn cảnh có thể xảy ra. Chúng tôi sẽ chờ đến cuối tháng, trước khi đòi bồi thường” và "khoản tiền bồi thường hợp đồng sẽ được công khai". Điện Kremlin và Bộ Quốc phòng Nga đều không đưa ra bình luận gì, nhưng dễ đoán được rằng Nga đang dần mất kiên nhẫn. 
Tàu Vladivostok vẫn
Tàu Vladivostok vẫn "án binh bất động" ở Saint Nazaire.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đã chuẩn bị sẵn lý do để biện hộ cho việc không tuân thủ hợp đồng bán tàu: Lệnh ngừng bắn phải có hiệu lực và Nga phải tôn trọng chủ quyền của Ukraina. Đây là những điều kiện được đặt ra trong hội nghị thượng đỉnh khối NATO hồi tháng 9 vừa qua. Trong bối cảnh hiện tại, khó có thể nói những điều kiện này được tôn trọng. Tuy nhiên, một quan chức Pháp khẳng định: hợp đồng bán 2 tàu chiến cho Nga vẫn chưa bị huỷ hay bị phá vỡ. Ở điện Elysees, người Pháp vẫn ung dung rằng, còn nhiều thời gian trước khi Nga có quyền yêu cầu trả tiền phạt phá hợp đồng. Thứ Năm, ngày 13/11, trong cuộc họp của Ủy ban liên bộ về xuất khẩu thiết bị quân sự, các thủ tục hành chính để bàn giao tàu chiến Mistral đầu tiên đã không diễn ra như dự kiến. Người Pháp tính toán rằng, đây là cách tốt nhất để "gây áp lực lên Nga". 
Trên thực tế, tàu chiến Mistral không liên quan đến các cấm vận kinh tế do EU đặt ra. Nhưng qua đó để thấy khả năng gây chia rẽ nội bộ trong liên minh châu Âu của Putin. Hơn nữa, đây cũng chính là thời điểm mà châu Âu chuẩn bị áp dụng các biện pháp cấm vận mới với Nga. Quyết định chính thức sẽ được đưa ra ngày 17/11 nhân cuộc họp các ngoại trưởng tại Brussels. Trong thời gian chờ đợi, mối liên kết giữa 28 nước trong khối EU đang rạn nứt từng ngày do hệ luỵ của lệnh cấm vận. Đặc biệt là trong tuần qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tỏ ra xa cách với nữ lãnh đạo mới về ngoại giao của EU Federica Mogherini, nhận định đây chưa phải là thời điểm thích hợp để tăng cường cấm vận. Trong bối cảnh căng thẳng đó, vụ mua bán tàu chiến Mistral nổi lên như "cái gai trong mắt". Một cái gai "nhỏ" chỉ nặng có 21.000 tấn...
Nấm Linh Chi 
(Theo Le monde)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.