Hàn Quốc đón cơ hội "kỷ nguyên hậu dầu mỏ" tại Trung Đông

(Baonghean.vn) - Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đang có chuyến thăm 4 nước Trung Đông là Kuwait, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và Quatar. Trong bối cảnh nền kinh tế Hàn Quốc vừa trải qua năm 2014 với nhiều chỉ số không mấy khả quan, cùng việc dự báo về mức tăng trưởng năm 2015 vừa bị hạ xuống thêm 0,2%, chuyến công du của bà Park Geun-hye được nhận định là nhằm tìm kiếm động lực phát triển mới cho nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Hàn Quốc.
Park Geun-hye tại Kuwait
Park Geun-hye tại Kuwait
Nếu quan hệ của Hàn Quốc với các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á thường gắn với tình hình chính trị, an ninh như quan hệ đầy sóng gió với Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, hay vai trò đồng minh của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, thì ở Trung Đông, mối quan hệ này tập trung chủ yếu vào kinh tế. Theo thông báo của phía Hàn Quốc, trong mỗi chặng dừng chân của chuyến công du lần này đều có nội dung “trao đổi những vấn đề quốc tế mà hai bên quan tâm”. Tuy nhiên, có thể thấy rõ là chương trình nghị sự trọng tâm nhất vẫn tập trung vào hợp tác kinh tế - thương mại.
Theo đó, Tổng thống Park Geun-hye sẽ có các cuộc gặp song phương với lãnh đạo 4 nước để thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra, với sự tháp tùng của đoàn gồm 110 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, trong đó có các tập đoàn đa quốc gia như Samsung và Huyndai, các diễn đàn được tổ chức tại cả bốn nước sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Hàn Quốc thâm nhập vào thị trường Trung Đông trong giai đoạn mà bà Park Geun-hye gọi là “kỷ nguyên hậu dầu mỏ” - ám chỉ việc các nước Trung Đông sẽ tái cơ cấu nền kinh tế, đa dạng hóa các ngành sản xuất ngoài dầu mỏ như trước kia. 
Trung Đông là một thị trường truyền thống của Hàn Quốc khi các doanh nghiệp nước này giành được những dự án xây dựng từ những năm 1970 của thế kỷ trước. Đến nay, Trung Đông vẫn là thị trường lớn nhất của Hàn Quốc trong lĩnh vực này - chiếm tới gần 40% các đơn hàng ngoài nước mà các doanh nghiệp Hàn Quốc có được.
Trong chuyến công du này, bà Park Geun - hye hy vọng có thể giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia những dự án công nghiệp và cơ sở hạ tầng lớn sẽ được triển khai trong thời gian tới tại Trung Đông. Ngoài lĩnh vực truyền thống là xây dựng cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp Hàn Quốc còn nhắm tới những dự án trong các lĩnh vực như năng lượng, xây dựng, y tế và công nghệ thông tin truyền thông - những lĩnh vực được xác định là động lực tăng trưởng mới trong tương lai. 
Chuyến công du của bà Park Geun-Hye tới Trung Đông để tìm động lực mới cho tăng trưởng được cho là có liên quan mật thiết tới tình hình kinh tế Hàn Quốc thời điểm hiện nay. Kinh tế Hàn Quốc đã kết thúc năm 2014 với những chỉ số không mấy khả quan, ví dụ như mức tăng trưởng chỉ đạt 3,4%.
Bộ Tài chính Hàn Quốc đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2015 xuống 3,8% so với mức 4% đưa ra trước đó, do lòng tin của người tiêu dùng giảm và những yếu tố gây bất ổn kinh tế. Bên cạnh đó, việc đồng Yên của Nhật Bản trượt giá do tác động của chính sách Abenomics có thể làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trong năm 2015.
Theo thống kê, trong số 100 mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì Hàn Quốc và Nhật Bản có tới 54 mặt hàng trùng nhau. Trong nước, các khoản nợ của các hộ gia đình và sức cạnh tranh kém của các nhà sản xuất Hàn Quốc đang là những yếu tố tiêu cực đối với nền kinh tế. Mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra gói kích thích kinh tế lên tới 40 tỷ USD cùng việc lần đầu tiên hạ lãi suất tiền gửi trong 15 tháng qua, nhưng những biện pháp mạnh mẽ này vẫn chưa tỏ ra hiệu quả.
Bởi vậy, cùng với gia tăng nhu cầu trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu đang là một trong hai biện pháp chủ chốt để Hàn Quốc vượt qua những khó khăn về mặt kinh tế trong năm 2015 này. Không những vậy, khi mà nhiều quốc gia khác chỉ nhắm đến Trung Đông như một khu vực chiến lược về địa chính trị, việc Hàn Quốc nắm bắt cơ hội khi những nước này bước ra khỏi “kỷ nguyên dầu mỏ” có thể là bước đi đón đầu đầy giá trị. 
Thúy Ngọc

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.