Tên lửa S-300 cho Iran: Mỹ lo Nga "trao trứng cho ác"?

(Baonghean) - Thứ Hai, ngày 13/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký một sắc lệnh, theo đó Nga có thể sẽ phá vỡ lệnh cấm vận bán tên lửa chống không S-300 cho Iran. Trong bối cảnh một thỏa thuận tạm thời vừa mới đạt được giữa các nước 5+1 (Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Anh, Nga, Đức) và Iran chỉ mới cách đây chưa đầy 2 tuần tại Lausanne, động thái này của Nga khiến Israel và Mỹ không khỏi lo ngại.
Tên lửa S-300 trưng bày tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế ở Joukovski,  gần Moscow.
Tên lửa S-300 trưng bày tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế ở Joukovski, gần Moscow.
Biện giải cho quyết định này, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã nhắc lại lịch sử hồ sơ của cuộc giao dịch tên lửa S-300. Ngày 22/9/2010, Tổng thống Nga đương nhiệm là Dmitri Medvedev đã kí một sắc lệnh quyết định hoãn việc bàn giao tên lửa S-300 cho Iran. Quyết định nằm trong bối cảnh chung là trước đó 3 tháng, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đưa ra giải pháp 1929 nhằm giới hạn việc vận chuyển vũ khí cho Iran. “Giải pháp năm 2010 hay bất kỳ giải pháp nào khác của Liên hợp quốc đều không đặt ra một lệnh cấm cụ thể nào đối với việc chuyển giao cho Iran hệ thống đối không. Đó chỉ là động thái tự nguyện nhằm mục đích thúc đẩy tiến trình đàm phán”. Sau thỏa thuận lịch sử ở Lausanne, Nga “cảm thấy chắn chắn rằng đến giai đoạn này thì một lệnh cấm vận như vậy hoàn toàn không còn cần thiết nữa”, ông Lavrov khẳng định.
“Tin vui” này đến với người Iran cùng lúc với chuyến công du thăm Moscow của đoàn công tác Iran do Alaeddine Boroujerdi dẫn đầu - một sự trùng hợp? Về phần nhân vật ngoại giao đại diện cho Iran đến Nga lần này, đây là một chính khách rất có tiếng nói trong Nghị viện Iran, đồng thời cũng là Chủ tịch Ủy ban an ninh quốc phòng và chính sách đối ngoại. 
Để trấn an các quốc gia bày tỏ thái độ quan ngại đối với động thái mới này của Nga, ông Lavrov khẳng định: “Tên lửa đối không S-300 là một hệ thống mang tính chất phòng thủ thuần túy, nên không thể nói rằng hệ thống này là mối đe dọa đến an ninh các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Israel”.
Dựa vào tình hình khu vực hiện tại, Nga cho rằng việc cung cấp loại thiết bị quân sự này cho Iran là hợp lý. Một quan chức cấp cao Nga nhấn mạnh: “Iran cần phải có một hệ thống đối không hiện đại. Điều này càng được khẳng định hơn nữa qua sự tiến triển đáng báo động của tình hình khu vực, đặc biệt là những sự kiện xảy ra trong vài tuần trở lại đây ở xung quanh Yemen”. Dĩ nhiên, trong vấn đề này thì Nga và Iran từ lâu đã là đồng minh cùng chống lại sức mạnh đang lên mang tên Ả Rập Xê Út. 
Trên thực tế, mối quan hệ giữa hai nước đã có phần lạnh nhạt sau khi bản hợp đồng chuyển giao S-300 bị hoãn lại. Ký kết vào năm 2007, đó là bản hợp đồng với trị giá lên đến 800 triệu đô la và cũng là chủ đề khiếu kiện của Tehran lên Tòa án quốc tế Geneve, đòi khoản tiền bồi thường hợp đồng là 4 tỷ đô la. Chỉ đến khi Nga và Iran cùng ủng hộ cho chính quyền của Bashar Al-Assad ở Syria thì hai quốc gia này mới một lần nữa trao nhau cái bắt tay đối tác.
Bắt đầu một thời kỳ hâm nóng tích cực mối quan hệ, mà lý do lại đến từ ngoại cảnh: cả hai cùng là nạn nhân của hàng loạt lệnh cấm vận quốc tế. Nếu như Iran từ lâu bị lên án bởi chương trình hạt nhân gây tranh cãi thì Nga lại chính thức bị cô lập bởi khối các nước lớn sau sự kiện Crimea sát nhập Nga và nội chiến bùng nổ ở miền Đông Ukraina. Có lẽ với ý định tìm kiếm sự ủng hộ từ quốc tế để phá vỡ tình trạng bị cô lập, Nga đã tìm đến các đối tác lâu năm, và Iran là một trong số đó. Ngay từ tháng 1 vừa qua, điện Kremlin đã nhanh chóng phái Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Serguei Choigou đến Tehran để ký kết một hiệp ước hợp tác quân sự, đồng thời khởi động tiến trình đàm phán về tên lửa S-300. Việc dỡ bỏ cấm vận này chắc chắn sẽ mở trở lại cánh cửa thông thương giữa hai nước và giải quyết các phi vụ giao dịch bị hoãn trước đó. Không chỉ trong lĩnh vực quân sự, Nga còn dự định tiến hành giao dịch với Iran trong ngành nông sản, vật liệu xây dựng để đổi lấy dầu thô từ quốc gia Trung Đông. 
Mỹ đã ngay lập tức phản ứng lại động thái này của Nga vào tối thứ Hai, ngày 13/4, thông qua lời phát ngôn của Ngoại trưởng John Kerry. Trong một cuộc hội thoại điện thoại với Ngoại trưởng Nga Lavrov, ông Kerry bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước động thái mà Washington nhận định là “vội vàng”. Vốn luôn tỏ thái độ thận trọng đối với bản hiệp ước mà các bên liên quan còn phải tiếp tục đàm phán các điều khoản cụ thể và nhạy cảm về mặt pháp lý cũng như áp dụng vào thực tiễn từ nay cho đến ngày 30 tháng 6, việc Nga đơn phương dỡ bỏ cấm vận với Iran chắc chắn không thể làm hài lòng Mỹ và các đối tác châu Âu. Về phía Israel, quốc gia này đã phản đối trong nhiều năm liền việc trao tên lửa S-300 cho Iran.
Thế nên không có gì đáng ngạc nhiên khi hành động của Nga khiến Israel “nhảy dựng”. Bộ trưởng Bộ tình báo Yuval Steinitz chỉ trích quyết định của Nga, nhưng đồng thời lại không chỉ đích danh quốc gia bạch dương - lưu ý rằng Nga và Israel cũng có mối quan hệ tương đối chặt chẽ về quân sự và thương mại: “Thay vì yêu cầu Iran từ bỏ các hoạt động khủng bố mà quốc gia này đang tiến hành ở Trung Đông và trên toàn thế giới, người ta lại cho phép Iran trang bị các vũ khí tối tân, điều sẽ chỉ khiến cho sự hung hãn của quốc gia này tăng lên”. 
Tuy nhiên, có lẽ sắc lệnh mới này của Nga cũng chỉ là một “món ăn” đổi vị làm xao lãng Israel trong giây lát khỏi hiệp ước ký kết tại Lausanne ngày 2/4 vừa qua. Thứ 2 ngày 13/4, Thủ tướng Benyamin Netanyahou một lần nữa lên tiếng chỉ trích, nhận định đó là một thỏa thuận “rất tồi”. Israel vẫn thể hiện thái độ kiên trì theo đuổi việc kêu gọi Mỹ và các quốc gia trên thế giới có những biện pháp nghiêm ngặt hơn nữa với Iran, cụ thể như việc tăng cường giám sát các điểm hạt nhân tại Iran.
Thậm chí, Israel còn kêu gọi Mỹ cam kết thông qua việc tấn công quân sự Israel nếu quốc gia này phá vỡ các điều khoản của Hiệp ước Lausanne - một lời kêu gọi trong vô vọng khi mà Mỹ không có vẻ gì là sẽ gật đầu với Israel. Nhất là khi Mỹ còn phải bận tâm đến lời nói và hành động của những thế lực có sức nặng hơn - mà Nga là một ví dụ. 
Thục Anh 
Theo Le Monde

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.