Thụy Sỹ - quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

(Baonghean) - Theo bảng xếp hạng được công bố tại New York gần đây, người Thụy Sỹ được đánh giá có cuộc sống hạnh phúc nhất thế giới. Sau Thụy Sỹ là các nước Iceland, Đan Mạch, Na Uy và Canada.

Bảng xếp hạng được tiến hành khảo sát tại 158 quốc gia trên thế giới. Theo đó, các nước Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển, New Zealand và Australia lần lượt đứng vị trí thứ 6, 7, 8, 9 và 10. Xét về mức độ hạnh phúc, người  Mỹ chỉ đứng thứ 15, người Bỉ đứng thứ 19, người Anh xếp ở vị trí thứ 21, người Đức ở vị trí thứ 26, người Pháp ở vị trí 29 và người Tây Ban Nha ở vị trí thứ 36. Người Italia được đánh giá ở vị trí thứ 50 và người Hy Lạp thậm chí còn rơi xuống vị trí thứ 102 trong bảng xếp hạng.
Một khung cảnh thiên nhiên ở Thụy Sỹ. 	Ảnh: AFP
Một khung cảnh thiên nhiên ở Thụy Sỹ. Ảnh: AFP
Ông Jeffrey Sách - Giám đốc Viện Trái đất thuộc Đại học Colombia ở New York, một trong số những nhà nghiên cứu nhận xét rằng 13 quốc gia được xếp thứ hạng cao nhất năm 2015 vẫn giống với bảng xếp hạng năm 2014 nhưng vị trí của các nước có sự thay đổi. Được biết, kể từ sau khi Liên Hợp quốc cho công bố bản báo cáo đầu tiên về mức độ hạnh phúc của người dân các nước vào năm 2012 thì đây là bản đánh giá lần thứ 3 về vấn đề này. 
Để đi đến những kết luận trên, các nhà nghiên cứu thường dựa vào các tiêu chí như mức độ tuổi thọ trung bình của người dân, GDP bình quân đầu người, mức độ hỗ trợ xã hội, mức độ tin cậy (xem xét dựa vào số lượng những vụ tham nhũng trong chính trị hay trong kinh doanh), cảm nhận về sự tự do đối với các lựa chọn trong cuộc sống.
Nếu các nước phương Tây chiếm những vị trị đứng đầu bảng xếp hạng thì không mấy ngạc nhiên khi các quốc gia đứng ở vị trí cuối bảng là các nước thuộc khu vực châu Phi và Trung Đông. Bảng xếp hạng đánh giá, mức độ hạnh phúc của nước Chad ở vị trí 149, Guinea ở vị trí 150, Bờ Biển Ngà ở vị trí 151, Buskina Fasco ở vị trí 152, Afghanistan ở vị trí 153. Mặc dù xảy ra nội chiến và chịu sự khủng bố của IS nhưng Syria vẫn đứng ở vị trí 156. Điều đáng ngạc nhiên hơn là Iraq giành được vị trí thứ 112 trước Nam Phi, Ấn Độ, Kenya và Bulgaria. Vị trí cuối cùng 158 là dành cho đất nước Togo.
Qua bảng xếp hạng, các tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của tính công bằng, độ trung thực, độ tin cậy và sức khỏe trong “bảng tính toán” của mình. Bằng chứng là bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính gây ảnh hượng nặng nề đến khu vực châu Âu, Iceland và Ai Len vẫn nằm trong số các quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng với những hỗ trợ tích cực cho xã hội. Hay như tại khu vực Fukushima của Nhật Bản, nghiên cứu cũng ghi nhận rằng thảm họa kép vào năm 2011 cũng “đưa đến việc tăng sự tin cậy và hạnh phúc” nhờ việc củng cố các mối quan hệ.
Chu Thanh 
(Theo Le Monde 24/4)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.