Quan hệ Nga - Mỹ sẽ "hạ nhiệt"?

(Baonghean) - Ngày 12/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có chuyến thăm Nga và hội kiến Tổng thống Nga Putin. Trước đó, điện Kremlin cũng đã đón tiếp Thủ tướng Đức Angela Merkel. Phải chăng đây là những tín hiệu cho thấy việc hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên đang từng bước manh nha?

Cần lưu ý rằng: đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao của Mỹ đến Nga kể từ khi diễn ra cuộc khủng hoảng Ukraine vào năm 2013 và nhất là sau sự kiện lễ kỷ niệm 70 chiến thắng phát xít tại Quảng trường Đỏ vắng bóng các nhà lãnh đạo phương Tây. Vậy nên chuyến thăm của ông Kerry đến Nga cho thấy thiện chí của Mỹ trong việc cải thiện mối quan hệ giữa hai bên. Cụ thể, Ngoại trưởng Mỹ Kerry và Tổng thống Nga Putin đã hội đàm trong 4 giờ liên tục về tình hình các điểm nóng: cuộc khủng hoảng Ukraine; xung đột tại Syria; nội chiến ở Yemen, Lybia... Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về vấn đề hạt nhân Iran và cuộc đàm phán giữa Iran với nhóm P5+1 kéo dài đến tháng 6… Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Kerry và người đồng cấp Nga Lavrov đã cùng đặt vòng hoa trước tượng đài các chiến sỹ Xô viết hy sinh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) được Tổng thống Nga Vladimir chào đón tại khu nhà riêng Bucharov Ruchei ở Sochi. 	Ảnh: AP
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) được Tổng thống Nga Vladimir chào đón tại khu nhà riêng Bucharov Ruchei ở Sochi. Ảnh: AP
Sau cuộc hội đàm với những tín hiệu mang thiện chí xây dựng được phát đi, giới quan sát có quyền hy vọng rằng một chương mới có thể sẽ mở ra ở tương lai không xa trong mối quan hệ Nga - Mỹ. Bởi sau cuộc gặp gỡ này, Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry cho biết: “Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của Tổng thống Mỹ Obama đối với thiện chí muốn đàm phán của phía Nga. Trong thời điểm hiện tại, đối thoại song phương là việc cực kỳ quan trọng. Đó cũng là giải pháp duy nhất để cùng nhau giải quyết những vấn đề đang diễn biến nhanh và ngày càng phức tạp hiện nay”. Về phần mình, cả Tổng thống V.Putin và Ngoại trưởng Sergei Lavrov đều hoan nghênh chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry và đánh giá cao kết quả cuộc hội đàm. Ông Lavrov cho biết, cuộc hội đàm lần này đã giúp hai bên tăng cường sự hiểu biết trong bối cảnh quan hệ hai nước rơi xuống mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Tuy vậy, giới phân tích chính trị vẫn không loại trừ khả năng đó chỉ là những lời phát biểu mang nặng tính ngoại giao, hình thức. Bởi ngoài một số cuộc đối thoại trực tiếp và gián tiếp ra thì đến nay, cả 2 bên vẫn chưa đạt được một thỏa thuận nào mang tính đột phá hay tìm ra cách tiếp cận mới nhằm khỏa lấp các bất đồng trong quan điểm của hai bên. Có chăng chỉ là một chút thay đổi về cách nhìn nhận, đánh giá tình hình, ví dụ như khi đôi bên nhất trí rằng lộ trình hòa bình cho Ukraine ký kết tại Minsk (Belarus) hồi tháng Hai vừa qua là cách tốt nhất để giải quyết khủng hoảng, và đàm phán ngoại giao là con đường duy nhất tới hòa bình. Hay như một sự nhất trí hiếm hoi khá bất ngờ khi cả hai cùng “có chung suy nghĩ” trong vấn đề Ukraine. Đó là việc ông Kerry nói rằng, cần cảnh báo ông Poroshenko không nên gây thêm hành động thù địch nào – điều có thể đặt lệnh ngừng bắn vào tình thế “hiểm nghèo” - Nga đã lên tiếng cảnh báo về khả năng này ngay từ khi thỏa thuận Minsk còn chưa được ký kết.
Ngờ vực và hy vọng - có thể nói đó là “cảm xúc” của những người quan tâm theo dõi tình hình mối quan hệ giữa Nga và phương Tây vào lúc này. Củng cố thêm niềm tin vào một sự tiến triển theo chiều hướng tốt lên là sự kiện Thủ tướng Đức Angela Merkel tới Moscow vào ngày 10/5, tức chỉ 2 ngày trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ. Bà Merkel đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin và cùng chủ nhân Điện Kremlin tới đặt vòng hoa tại Tượng đài Chiến sĩ vô danh ở Quảng trường Đỏ. Rõ ràng đây là dấu hiệu cho thấy sự xuống thang của Đức và bà Merkel cũng đã phá vỡ cái gọi là “điều cấm kỵ” của giới lãnh đạo phương Tây. Những người đứng đầu các quốc gia châu Âu đã “đồng lòng” lảng tránh đến thăm Nga kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine hồi năm ngoái.
Kết lại, vẫn còn nhiều bất đồng chưa thể giải quyết trong một sớm, một chiều đối với mối quan hệ có truyền thống diễn biến phức tạp của Nga - Mỹ nói riêng và Nga - phương Tây nói chung. Nhận thức của các bên trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã có một chút tương đồng, nhưng chừng đó là chưa đủ để tạo nên sự đột phá. Hơn nữa việc Mỹ và Liên minh châu Âu tiếp tục giữ lập trường áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Nga cũng sẽ là hố sâu ngăn cách khó lấp đầy trong tương lai gần. Nhưng lập trường đó có giữ vững được lâu dài nữa không, khi mà Mỹ và Đức – hai quốc gia có tiếng nói gần như quan trọng nhất đều đã tìm đến, gõ cửa nước Nga bằng một thái độ có vẻ như đầy thiện chí. Nếu hành động đó xuất phát từ sự chân thành thì cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi lịch sử đã chứng minh một chân lý: chỉ khi có sự hợp tác thì mọi việc mới có thể giải quyết ổn thỏa nhất.
Cảnh Nam

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.