5 điều cần biết sau bản án của Chu Vĩnh Khang

Chu Vĩnh Khang, “con hổ” lớn bị sa lưới trong chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc, ngày 11/6 đã bị tuyên án tù chung thân tại một phiên tòa bí mật, sau một loạt diễn biến khiến dư luận thế giới chú ý suốt 2 năm qua.

Dưới đây là 5 điều cần biết về vụ án được miêu tả là lớn nhất Trung Quốc trong vòng ít nhất 40 năm qua.

Chu Vĩnh Khang là ai?

.
Chu Vĩnh Khang trong lần cuối xuất hiện trước công chúng tháng 10/2013 (Ảnh: Xinhua).

Ông Chu, 73 tuổi, từng là người đứng đầu cơ quan an ninh tại Trung Quốc, nguyên ủy viên thường vụ Bộ chính trị, cơ quan lãnh đạo tối cao của đảng Cộng Sản nước này.

Là một nhân vật được nể sợ và nổi tiếng với vẻ mặt giận dữ, ông Chu thăng tiến từ ngành dầu khí của Trung Quốc, trước khi ngồi vào ghế Bộ trưởng công an, chủ nhiệm ủy ban chính pháp trung ương, đảng Cộng Sản Trung Quốc, quản lý toàn bộ vấn đề an ninh trong nước, từ cảnh sát, tòa án tới các trại giam và hoạt động giám sát trong nước.

Năm 2012 Chu Vĩnh Khang nghỉ hưu.

Chu Vĩnh Khang bị nghi vấn từ khi nào?

.
.

Phạm vi ảnh hưởng khổng lồ của Chu Vĩnh Khang trên chính trường Trung Quốc và trong giới doanh nghiệp dầu khí (Ảnh: BBC)

Những đồn đoán về việc ông Chu có thể gặp rắc rối xuất hiện khi một đồng minh chính trị là Bạc Hy Lai bị kết án tù chung thân về tội danh tham nhũng, tháng 9/2013. Lần cuối cùng ông Chu xuất hiện trước công chúng là một tháng sau đó.

Kể từ đó, các thành viên gia đình và những người thân tín quanh ông Chu bắt đầu thu hút sự chú ý từ cơ quan chống tham nhũng. Đến tháng 7 năm ngoái, Chu Vĩnh Khang chính thức bị điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật”, trước khi chính thức bị khởi tố về tội danh tham nhũng hồi tháng 4/2015.

Chu Vĩnh Khang phạm tội gì?

.
Chu Vĩnh Khang tóc bạc trắng tại tòa ngày 11/6/2015 (Ảnh: CCTV).

Sau phiên xét xử bí mật tại thành phố Thiên Tân, ông Chu bị kết tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực và làm lộ bí mật nhà nước.

Vị cựu quan chức này, cùng vợ và con trai đã nhận hối lộ bằng tiền mặt và tài sản với tổng trị giá 129,8 triệu nhân dân tệ (21 triệu USD), tòa án khẳng định. “Con hổ” bị đả đã ra lệnh cho một số thuộc hạ dưới quyền hỗ trợ cho các thành viên gia đình, và những người khác trục lợi bất chính 2,1 tỷ nhân dân tệ. Chu cũng đưa 6 tài liệu mật cho một doanh nhân, tòa án khẳng định.

Vụ án nghiêm trọng nhất Trung Quốc từ năm 1976

Cho đến nay, Chu là quan chức cấp cao và quyền lực nhất đảng Cộng Sản Trung Quốc bị xét xử và tống giam kể từ sau vụ án “Băng đảng 4 tên” năm 1976. Trong suốt 3 thập niên qua, không có một thành viên thường vụ Bộ chính trị nào, cả đương nhiệm lẫn đã về hưu, bị khởi tố.

Cú “ngã ngựa” của Chu báo hiệu điều gì?

Việc kết án Chu Vĩnh Khang càng củng cố hơn nữa hình ảnh của Chủ tịch Tập Cận Bình, với tư cách nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc những năm gần đây, và là dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng lâu dài của ông Tập.

Tuy nhiên, việc vụ xét xử diễn ra bí mật khiến không ít báo giới và chuyên gia nước ngoài bày tỏ sự hoài nghi về sự cam kết của Bắc Kinh đối với pháp quyền.

(Theo Dân trí)

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.