Căng thẳng gia tăng: Hơi hướng chiến tranh lạnh Nga – phương Tây

(Baonghean) - Trong bối cảnh mối quan hệ song phương vẫn đang hết sức căng thẳng, Nga và phương Tây vừa có một loạt những động thái gia tăng sức mạnh quân sự. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ quan ngại về tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Moskva sẽ tăng thêm 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới cho kho vũ khí hạt nhân của nước này trong năm nay. Còn các quan chức quốc phòng Nga thì cáo buộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang kích động một cuộc chạy đua vũ trang với kế hoạch tăng cường bố trí vũ khí hạng nặng ở châu Âu.

Châu Âu “nóng” lên
Mới đây, truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức cấp cao của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cho biết kế hoạch bố trí tại các nước NATO ở Đông Âu các kho vũ khí hạng nặng đủ trang bị cho lực lượng từ 3.000 đến 5.000 binh sĩ. Theo nguồn tin của tờ New York Times, căn cứ theo kế hoạch bước đầu, số thiết bị đủ cho 150 binh sĩ sẽ được đặt ở 3 nước vùng Baltic gồm Litva, Latvia và Estonia, trong khi số vũ khí đủ cho khoảng 750 binh sĩ sẽ được đặt ở Ba Lan, Rumani, Bulgari và có thể cả Hunggary. Đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ đưa vũ khí hạng nặng tới gần biên giới Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh. 
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại hội chợ vũ khí ở ngoại ô Thủ đô Moscow hôm 16/6/2015. 	Ảnh: RIA Novosti.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại hội chợ vũ khí ở ngoại ô Thủ đô Moscow hôm 16/6/2015. Ảnh: RIA Novosti.
Ngay sau đó, tướng Yuri Yakubov, một quan chức quốc phòng Nga đã lên tiếng khẳng định rằng Nga sẽ đáp trả bằng cách tăng cường lực lượng của mình tại khu vực biên giới nước này. Theo kế hoạch mà tướng Nga Yakubov đưa ra, hành động đáp trả của Nga sẽ bao gồm việc đẩy nhanh quá trình đưa tên lửa Iskander đến khu vực Kaliningrad, giáp biên giới Ba Lan và Litva, cũng như tăng cường binh lực của Nga tại Belarus. Mới đây nhất, ngày 16/6 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga sẽ bổ sung hơn 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới cho kho vũ khí hạt nhân của nước này trong năm nay.
Tranh cãi ngoại giao
Tướng Nga Yuri Yakubov cho rằng, nếu vũ khí hạng nặng của Mỹ, bao gồm xe tăng, pháo và các loại vũ khí khác xuất hiện tại Đông Âu, đây sẽ là hành vi khiêu khích mạnh nhất của Lầu Năm Góc và NATO kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Do đó, Nga không còn lựa chọn nào khác là tăng cường lực lượng của mình tại mặt trận chiến lược ở miền Tây nước Nga. 
Bộ Ngoại giao Nga cũng tuyên bố, kế hoạch bố trí vũ khí tại các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Đông Âu đồng nghĩa với một sự hiện diện quân sự thường xuyên - tức đi ngược lại các điều khoản cơ bản của Hiệp ước cơ sở Nga - NATO. Theo đó NATO cam kết không bố trí thường xuyên các lực lượng lớn trên lãnh thổ các nước Đông Âu. 
Đáp lại tuyên bố sẽ bổ sung hơn 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới cho kho vũ khí hạt nhân của Nga, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Jens Stoltenberg đã cáo buộc Nga "đe dọa" hạt nhân, đồng thời cảnh báo đây là động thái "gây bất ổn và nguy hiểm. Còn Ngoại trưởng Kerry nêu rõ: “Tuyên bố đó khiến tôi quan ngại.”
Bóng ma chiến tranh Lạnh 
Có thể thấy, hiện nay mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và NATO đã xuống mức rất thấp. Lòng tin bị “xói mòn” sâu sắc, hai bên đã ngừng các hoạt động hợp tác quân sự song phương và dường như còn sẵn sàng chĩa họng súng về phía nhau. Ngay từ khi Mỹ có kế hoạch triển khai vũ khí hạng nặng tới Đông Âu, các nhà phân tích đã bày tỏ lo ngại Nga sẽ đáp trả bằng hành động mang bản chất quân sự. Và sự thật đã cho thấy, động thái mới nhất của Nga là nâng cấp các loại vũ khí hạt nhân chiến lược bên cạnh việc triển khai các loại vũ khí hiện đại đến khu vực phía Tây. 
Cả phương Tây và Nga đều có lý do để giải thích cho hành động của mình. Về phía Mỹ và NATO, lý do là để đáp lại yêu cầu từ 3 nước Baltic thành viên của NATO gồm Estonia, Latvia, Litva. Mỹ cho rằng đó là cách để “bảo vệ” các đồng minh trong khu vực trước các mối đe dọa, tuyên bố của người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest đưa ra trước đó cho biết. Song trên thực tế, đây được cho là “cái cớ” để Mỹ và NATO tăng cường triển khai quân đội và vũ khí hạng nặng ở Đông Âu như một biện pháp “răn đe” Nga.
Còn đối Nga, trong bối cảnh biên giới NATO đã áp sát nước Nga, việc đưa vũ khí hạng nặng tới Đông Âu chính là hành vi khiêu khích mạnh nhất của Lầu Năm Góc và NATO kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Trước đây, Nga từng hoài nghi việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa NMD tại châu Âu là có ý nhằm vào Nga mặc dù Mỹ tuyên bố Iran mới là mục tiêu. Song các động thái vừa qua của Mỹ và NATO đã củng cố mối lo lắng đó. Và biện pháp mà Nga lựa chọn - sức mạnh hạt nhân - dường như luôn là sự “răn đe” hiệu quả nhất của Nga đối với phương Tây.
Những động thái mới nhất này mở ra những dự báo về diễn biến căng thẳng có thể tiếp tục leo thang giữa Nga với Mỹ và NATO. Trở thành điểm nóng không chỉ khiến châu Âu - một trong những khu vực phát triển nhất thế giới - rơi vào tình trạng căng thẳng do chạy đua vũ trang mà còn có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế vốn đang trì trệ. Ngoài ra, việc “khai thông” quan hệ kinh tế giữa Nga và châu Âu sẽ càng trở nên xa vời. Vì vậy, dư luận có lý do để lo ngại bóng ma của một cuộc chiến tranh lạnh mới trở lại với một chiến dịch chạy đua vũ trang giữa Nga – phương Tây. Sự xuất hiện của các loại vũ khí hạng nặng, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân sẽ thổi bùng lên nguy cơ của cuộc chiến tranh hủy diệt, đe dọa sự sống trên Trái Đất giống như nó đã từng xuất hiện vài lần trong thế kỷ 20.
Nguyễn Cao Biền

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.