Chỉ mặt Trung Quốc trong sách trắng, Nhật muốn chặn tiền lệ xấu trên biển

Việc Nhật Bản lên tiếng chỉ trích các hoạt động cải tạo của Trung Quốc tại Trường Sa trong sách trắng quốc phòng là nhằm "chấn chỉnh" cách hành xử của Bắc Kinh.

Ông Zack Cooper, chuyên gia về các vấn đề Nhật Bản tại trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (CSIS) trao đổi với VnExpress về các phản ứng của Tokyo với Bắc Kinh gần đây và dự đoán vai trò của Nhật tại Biển Đông.

- Vì sao Nhật Bản lại nêu bật sự chỉ trích của họ về các hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông trong sách trắng năm nay, trong khi Nhật không phải một bên tranh chấp?

- Điểm nổi bật nhất trong sách trắng quốc phòng của Nhật năm nay chính là các tuyên bố đề cập tới các hoạt động của Trung Quốc, Bắc Kinh càng ngày càng hung hăng hơn và hiếu chiến hơn, phản ánh mối quan ngại gia tăng trong cộng đồng quốc tế về cách hành xử cưỡng bức của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông.

Nhật Bản lo ngại các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ tạo ra tiền lệ cho các hoạt động của Bắc Kinh ở Hoa Đông, vì thế chính phủ Nhật đang nỗ lực củng cố các quy tắc và luật lệ mà họ tin rằng đem lại lợi ích cho an ninh khu vực, bất kể nước này có yêu sách chủ quyền hay không.

Nhật Bản và Philippines tập trận chung trên Biển Đông hồi tháng 5. Ảnh: India Times
Nhật Bản và Philippines tập trận chung trên Biển Đông hồi tháng 5. Ảnh: India Times

- Một số chuyên gia dự báo là Trung Quốc sẽ thiết lập các căn cứ quân sự ở Biển Đông. Điều này nguy hiểm tới đâu?

- Các căn cứ của Trung Quốc có thể được dùng để ép buộc các nước trong khu vực, như là Philippines và Việt Nam với các đảo và đá tranh chấp. Nhưng các căn cứ này lại không phải mối đe dọa thực sự vì chúng có thể khó chống lại các cuộc tấn công có dự tính của các nước khác.

Tuy nhiên, nếu không có chiến tranh, các căn cứ đó sẽ cho phép các lực lượng của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong và trên phần lớn Biển Đông.

- Nhật sẽ làm gì để ngăn Trung Quốc dừng xây dựng ở Biển Đông?

- Tôi không cho rằng Nhật sẽ nỗ lực ngăn Trung Quốc xây dựng các thực thể ở Biển Đông nhưng họ sẽ gắng thể hiện với Bắc Kinh rằng các hoạt động đó vi phạm luật lệ và các quy tắc quốc tế đối với các yêu sách ở vùng tranh chấp trên biển.

Chuyên gia an ninh của CSIS Zack Cooper. Ảnh: CCTV
Chuyên gia an ninh của CSIS Zack Cooper. Ảnh: CCTV

- Nhật sẽ thể hiện sự quan tâm của mình đối với Biển Đông như thế nào?

- Tokyo sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước Đông Nam Á. Việc chuẩn bị các tàu tuần tra đang là một bước quan trọng. Hợp tác về dữ liệu tình báo cũng có thể diễn ra, cũng như các nỗ lực phát triển các năng lực cải tiến về an ninh hàng hải. Nhật chắc chắn sẽ quan tâm đến tăng cường những mối hợp tác này.

Tôi không biết rõ Nhật có tham gia tuần tra trên Biển Đông hay không, nhưng chắc chắn có những bình luận về việc Tokyo cố gắng bảo đảm các đường liên lạc trên biển của mình. Ngoài ra, có nhiều sự ủng hộ cho phép Nhật hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ, và với các đối tác quan trọng khác.

- Sự can dự sâu hơn của Nhật ở Biển Đông ảnh hưởng tới quan hệ với các nước Đông Nam Á thế nào?

- Tôi muốn thấy quan hệ của Tokyo với các nước Đông Nam Á mạnh mẽ hơn, khi các nước này ngày càng chia sẻ thách thức tương tự trước Trung Quốc. Điều này sẽ rất quan trọng với Nhật Bản, vì họ nỗ lực để tăng cường các quy tắc và luật lệ của khu vực để thay đổi cách hành xử của Trung Quốc.

Theo VNE

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.