Trung Quốc tuyên bố có quyền khai thác trên biển Hoa Đông

 

Một bức ảnh chụp giàn khoan Trung Quốc hoạt động gần vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông - Ảnh: Bộ Ngoại giao NhậtMột bức ảnh chụp giàn khoan Trung Quốc hoạt động gần vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông - Ảnh: Bộ Ngoại giao Nhật

Ngày 24-7, Trung Quốc tuyên bố họ có toàn quyền thăm dò và khai thác dầu khí ở biển Hoa Đông, bao gồm cả vùng biển đang tranh chấp với Nhật Bản 

Bắc Kinh không thừa nhận đường phân tuyến do Nhật Bản thiết lập trên biển.

Trong tuyên bố ngày 24-7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định hoạt động khai thác dầu khí của họ không phải diễn ra ở vùng biển tranh chấp và “hoàn toàn thích đáng và hợp pháp”.

“Trung Quốc và Nhật Bản chưa phân định ranh giới hàng hải ở biển Hoa Đông, và Trung Quốc không thừa nhận đường phân ranh đơn phương của Nhật Bản”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trước đó, Nhật Bản đã kêu gọi Trung Quốc ngừng việc xây dựng các giàn khoan khai thác dầu và khí đốt ở biển Hoa Đông tại vùng biển mà cả hai nước cùng tuyên bố chủ quyền do lo ngại các giàn khoan của Trung Quốc sẽ khai thác cả những giếng dầu nằm trong lãnh hải Nhật Bản.

Tàu tuần tra và máy bay của cả hai nước đã xuất hiện rất nhiều ở khu vực này trong vài năm qua, gây ra lo ngại về một vụ đụng độ không mong muốn.

Mới đây, Nhật Bản công bố những bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy Trung Quốc đang xây dựng ở khu vực này. Tokyo nói Bắc Kinh đang tiến hành các hoạt động đó đơn phương và có thái độ không thành thật sau một thỏa thuận năm 2008 về việc cùng khai thác tài nguyên trên biển.

Nhật Bản nói Trung Quốc nối lại việc thăm dò ở biển Hoa Đông hai năm trước.

Năm 2012, chính quyền Nhật Bản đã chọc giận Bắc Kinh khi mua lại các hòn đảo tranh chấp thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ sở hữu tư nhân.

Trước đó, Trung Quốc đã thận trọng trong việc tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí theo một thỏa thuận cùng khai thác với Nhật Bản ở vùng biển tranh chấp.

Trong một tuyên bố riêng rẽ khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ “cực kỳ quan ngại” với việc Nhật Bản đã đón tiếp cựu tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy (Lee Teng Hui), một người có lập trường ly khai cực đoan ở hòn đảo mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của họ này.

Cách Trung Quốc cư xử ở Biển Đông sẽ định vị nước này trên trường quốc tế.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Ảnh: visakanv.comThủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Ảnh: visakanv.com

Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt với báo Mỹ Time nhân 50 năm ngày lập quốc, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong) nói: Việc hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ định vị nước này trên trường quốc tế.

"Tâm lý chung ở Trung Quốc hiện giờ là vì họ đang phát triển nhanh, phồn thịnh hơn, họ cũng phải mạnh mẽ hơn... Tuy nhiên, Bắc Kinh cần phải cân bằng giữa mong muốn duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và việc bảo vệ lợi ích riêng của Trung Quốc trong các vấn đề như tranh chấp Biển Đông.

"Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc muốn áp đặt ý chí của họ. Nhưng nếu họ mạnh tay sẽ có phản lực", ông Lý bình luận.

Về dài hạn, ông Lý cho rằng sự áp đảo như thế sẽ không thể là cơ sở bền vững cho ảnh hưởng với vai trò nước lớn.

Ông cũng nói Singapore dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có lợi ích thiết thực trong việc đảm bảo những tranh chấp được giải quyết hòa bình theo pháp luật quốc tế.

(Theo TTO)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.