Những vết nứt trên bàn cờ thế giới

(Baonghean) - Mâu thuẫn và chia rẽ là những chuyển động không bao giờ vắng bóng trên bàn cờ thế giới. Một vết nứt trong mối quan hệ có thể là điểm bắt đầu cho một sự kết thúc, nhưng cũng có thể, sự chia rẽ lại xuất phát từ chủ đích muốn làm mới lại những quân cờ trên bàn cờ chính trị…

Căng thẳng leo thang ở bán đảo Triều Tiên
Thứ Năm ngày 20/8, Nam và Bắc Triều Tiên nổ súng qua lại cảnh cáo nhau ở khu vực biên giới. Không gây ra thiệt hại về mặt vật chất và con người nhưng kết quả là ngày 21/8, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un truyên bố “tình trạng gần như chiến tranh” giữa hai nước và ra lệnh cho quân đội sẵn sàng vào vị trí, đẩy căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên một lần nữa lên cao. 
Ảnh minh họa. 	Ảnh: Internet
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Sự kiện nổ súng ngày 20/8 do Bắc Triều Tiên khởi đầu, được cho là nhắm vào một trong những chiếc loa phóng thanh treo tại khu vực phi quân sự ngăn cách hai miền bán đảo Triều Tiên kể từ sau hiệp ước đình chiến 1953. Cùng ngày, Bắc Triều Tiên gửi đi thông điệp cảnh cáo Nam Triều Tiên “chấm dứt hành động tuyên truyền chống Bình Nhưỡng trong vòng 48 tiếng đồng hồ tiếp theo”. Nam Triều Tiên đã nổ súng đáp trả lại sự khiêu khích của Bình Nhưỡng, đồng thời Tổng thống Park Geun-hye yêu cầu “thận trọng trong tình hình căng thẳng leo thang trên bán đảo”. Được biết, các nhóm quân ở miền Bắc Triều Tiên được cho là có sự điều động, di chuyển bất thường. 
“Khủng hoảng” lần này được cho là bắt nguồn từ đầu tháng Tám. Ngày 4/8, hai quân nhân Nam Triều Tiên đã bị thương do mìn nổ trong phạm vi khu vực phi quân sự. Cả Washington và Liên hợp quốc đều gay gắt lên án sự kiện này, còn Seoul thì cáo buộc Bình Nhưỡng cài mìn trong khu vực phi quân sự. Tuy nhiên, phía Bình Nhưỡng bác bỏ lời buộc tội trên. Đáp lại, lần đầu tiên trong 11 năm, Seoul bắt đầu tuyên truyền trở lại các thông điệp lên án Bắc Triều Tiên thông qua hệ thống loa phát thanh tại khu vực phi quân sự. Đến ngày 17/8, cuộc diễn tập quân sự giữa Mỹ và Nam Triều Tiên mang tên “Ulchi Freedom Guardian” tiếp tục “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến tình hình hai bên tiến triển theo chiều hướng xấu đi. Bình Nhưỡng cho rằng động thái này trực tiếp đe doạ đến Bắc Triều Tiên, trong khi Seoul và Washington khẳng định cuộc diễn tập chỉ nhằm phục vụ cho mục đích phòng vệ. Tổng thống Nam Triều Tiên, bà Park, khẳng định: “Cuộc diễn tập “Ulchi” đã trở thành một hoạt động thường niên kể từ sau khi Nhà Xanh bị tấn công vào năm 1968 bởi một lính biệt động Bắc Triều”. 
Một lần nữa, cơn khủng hoảng mới cho thấy vấn đề mấu chốt trong quan hệ giữa hai nước là sự thiếu đàm thoại, trao đổi. Bình Nhưỡng khẳng định muốn nối lại đối thoại nhưng với một số điều kiện nhất định, trong khi Seoul yêu cầu đối thoại không điều kiện. Ngày 21/8 vừa qua, Bộ thống nhất của Nam Triều Tiên đưa ra phát biểu nghi ngại về thiện chí đối thoại của Bắc Triều. Trước đó, ngày 15/8 - kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Park đã dành một nửa dung lượng bài diễn văn của mình để đề cập đến vấn đề Bắc Triều Tiên. 
“Tai nạn nổ mìn này như một gáo nước lạnh dội vào sự kỳ vọng của người dân”, bà Park khẳng định, đồng thời đưa ra lời kêu gọi Bình Nhưỡng hợp tác tích cực để “cải thiện nền kinh tế và đời sống nhân dân”. Một trong số những đề xuất mà Hàn Quốc đưa ra là cho phép khai thác trở lại các hoạt động du lịch tại vùng núi Kumgang ở Bắc Triền Tiên. Tuy nhiên chỉ một ngày sau đó, Bình Nhưỡng thẳng thừng từ chối đồng thời lên án “những lời đồn ác ý” mà Nam Triều Tiên tuyên truyền. 
Tuy nhiên, có vẻ như cả hai bên vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh thực sự, hoặc việc bắn hạ một chiếc loa phóng thanh chưa phải là một cái cớ thuyết phục cho việc tuyên chiến. Trong thông điệp đe doạ mà Bình Nhưỡng gửi đi, đặt ra hạn mốc cuối cùng để dỡ bỏ hệ thống loa phóng thanh tại khu phi quân sự vào lúc 17 giờ thứ Bảy ngày 22/8 (giờ địa phương). Nhưng vào lúc 15 giờ (giờ địa phương), các cố vấn cấp cao của lãnh đạo hai bên thông báo sẽ tiến hành đối thoại vào lúc 18 giờ cùng ngày tại ngôi làng biên giới Panmunjom. Nếu đàm phán thành công, cuộc khủng hoảng có khả năng sẽ lắng xuống nhanh chóng. Trong trường hợp ngược lại, rất có thể tình huống xấu nhất sẽ xảy ra khi mà quân đội cả hai bên đều đã được đặt vào trạng thái báo động tối đa - một sự can thiệp từ bên ngoài bán đảo sẽ là cần thiết để tái thiết lập tình trạng đình chiến kéo dài từ năm 1953 đến nay. 
Thủ tướng Hy Lạp từ nhiệm: nước cờ “được ăn cả, ngã về không”?
Nếu như nền kinh tế Hy Lạp đang trong tình cảnh rối ren thì chính trường của “những vị thần” cũng không êm ả hơn là bao khi Thủ tướng Alexis Tsipras mới đây tuyên bố từ chức và kêu gọi tổng tuyển cử sớm. Ba cuộc bầu cử liên tiếp trong vòng một năm - đó có lẽ hoàn toàn không phải là điều mà người dân Hy Lạp mong đợi…
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras rời văn phòng làm việc hôm 20/8. 	Ảnh: Reuters
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras rời văn phòng làm việc hôm 20/8. Ảnh: Reuters
Tối thứ Năm ngày 20/8, ông Alexis Tsipras tuyên bố dứt khoát: “Nhiệm kỳ mà tôi nhận được hồi 25 tháng Một vừa qua đã đi đến giới hạn cuối cùng”. Một quyết định gây choáng ngợp cho không chỉ người dân Hy Lạp và cả khối châu Âu - một lần nữa kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý về chương trình hỗ trợ Hy Lạp từng khiến cả châu Âu rung chuyển và suýt đưa Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro. Trong thông điệp cuối cùng trên cương vị của một Thủ tướng, ông Tsipras yêu cầu cử tri “nhận định một cách đúng đắn những thành công cũng như những sai lầm” của mình. Theo đó, ông cho rằng bản thân đã làm bằng mọi giá để đạt được thoả thuận tốt nhất có thể với các chủ nợ của Hy Lạp.
Bất chấp kết quả cuộc trưng cầu dân ý với đa số người dân từ chối nhận hỗ trợ, Hy Lạp đã chấp nhận gói cho vay trị giá 86 tỷ euro trong vòng 3 năm, đi kèm theo những yêu cầu khắt khe của khối EU - quyết định được cho là quay lưng với tiếng nói của người dân Hy Lạp vài tuần trước đó. Khoảng 40 đại biểu Quốc hội thuộc đảng Syriza của ông Tsipras đã từ chối bỏ phiếu tán thành gói hỗ trợ này vào ngày 14/8 vừa qua. 25 trong số này đã quyết định tách khỏi đảng Syriza và thành lập một Đảng phái hoàn toàn mới với tên gọi Đơn vị Quần chúng vào ngày 21/8. Đây có thể được xem như “đứa con tinh thần” thai nghén từ nhiều tuần bất ổn nội bộ của liên minh cực tả.
Như vậy là những biến động chính trị lớn liên tiếp xảy ra ở Hy Lạp. Tuy nhiên, từ tình hình chia rẽ nội bộ đảng phái cho thấy, rất có thể động thái từ nhiệm của ông Alexis Tsipras là một nước đi liều lĩnh và táo bạo nhằm xây dựng lại một chính phủ ổn định và củng cố quyền lực của người đứng đầu chính phủ. Thời gian cho cuộc bầu cử sắp tới chưa được ấn định nhưng theo tin hành lang của giới truyền thông thì rất có thể cuộc bầu cử thứ ba trong năm 2015 sẽ diễn ra vào ngày 20/9 tới đây, tức chưa đầy một tháng nữa. Tuy nhiên, đây không phải là phương án mà đảng đối lập ủng hộ, thậm chí, lãnh đạo mới của đảng Dân chủ Mới Evangelos Meimarakis còn tuyên bố sẽ “cố gắng hết sức để cuộc bầu cử là lựa chọn bất đắc dĩ cuối cùng”. Thủ lĩnh đảng Xã hội chủ nghĩa Fofi Gennimata thì lên án “sự vô trách nhiệm của Tsipras” và nhận định một cuộc bầu cử mới là “thảm hoạ đối với đất nước này”. 
Buông tay khỏi chiếc ghế quyền lực là một nước cờ đầy mạo hiểm, nhưng lựa chọn của Tsipras không phải là không có căn cứ. Mặc dù thứ Sáu ngày 21/8 vừa qua, Meimarakis của đảng Dân chủ Mới đã nhận được sắc lệnh từ Tổng thống cho phép thành lập chính phủ mới trong hạn định 3 ngày nhưng đó sẽ là một “nhiệm vụ bất khả thi” một khi không có sự hậu thuẫn của đảng Syriza và đảng Người Hy Lạp Tự do (ANEL). Trong trường hợp đó, một cuộc bầu cử là điều khó tránh khỏi, đồng nghĩa với việc Hy Lạp sẽ phải trải qua một biến động lớn nữa - sau quãng thời gian tồi tệ vừa qua. Trong khi đó, cuộc bầu cử mới tại Hy Lạp lại nhen nhóm lên những hy vọng của châu Âu rằng chương trình trợ giúp thứ ba sẽ nhận được sự ủng hộ tích cực hơn từ “đất nước của các vị thần”.
Thục Anh
(Theo Le monde)

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.