5000 nông dân biểu tình trước thềm Hội nghị các Bộ trưởng Bộ nông nghiệp châu Âu

(Baonghean.vn) - Các nhà lãnh đạo châu Âu vốn đang đau đầu trước cuộc khủng hoảng người di cư nay lại phải suy nghĩ tìm lối thoát cho ngành nông nghiệp trước tình hình trượt giá liên tục thời gian qua.

Mùa hè vừa qua, thịt bò, lợn và sữa liên tục trượt giá khiến cho ngành nông nghiệp của châu Âu thiệt hại nặng nề. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được cho là do các lệnh cấm vận của Nga - động thái nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt về kinh tế của châu Âu vì những diễn biến căng thẳng ở miền đông Ukraina. Được biết, kim ngạch xuẩt khẩu nông nghiệp từ châu Âu sang Nga mỗi năm lên đến 10% nên lệnh cấm vận của Nga khiến không ít nông dân châu Âu gặp khó khăn.

Những người nông dân mang theo máy kéo đi biểu tình trên các đường phố ở Paris. Ảnh: AFP
Những người nông dân mang theo máy kéo đi biểu tình trên các đường phố ở Paris. Ảnh: AFP

Trước tình hình trên, các Bộ trưởng Bộ nông nghiệp châu Âu đã phải triệu tập một cuộc họp bất thường nhằm tìm ra một giải pháp thích hợp vào ngày 7/9. Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italia đang đề xuất mở một ngân sách hỗ trợ cho nông dân chịu ảnh hưởng nặng từ cuộc khủng hoảng. Trong khi nhiều nước khác lại đề xuất tìm kiếm thị trường mới cho nông sản châu Âu thông qua các hiệp định thương mại.

Trong khi các tranh cãi vẫn chưa đến hồi kết thì hàng nghìn nông dân sản xuất thịt và sữa đã tụ tập biểu tình trên đường phố Brussels, kêu gọi các nhà lãnh đạo nhanh chóng tìm ra giải pháp cho hai ngành nông nghiệp chủ lực này. Theo tính toán, khoảng 5.000 nông dân châu Âu, chủ yếu từ các nước Bỉ, Pháp và Đức đã đến thủ đô Brussels, Bỉ biểu tình trước thềm Hội nghị giữa các Bộ trưởng Bộ nông nghiệp châu Âu vào ngày 7/9. 

Chu Thanh

(theo Le Monde)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.