Đức đề xuất EU biểu quyết về kế hoạch phân bổ người di cư

Cảnh sát
Cảnh sát Hungary ngăn chặn người di cư tại Roszke, gần biên giới với Serbia ngày 16/9. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng cần phải tiến hành cuộc biểu quyết giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) về kế hoạch phân bổ người di cư, theo đó nếu đa số các nước chấp thuận thì các nước từ chối cũng phải có trách nhiệm tiếp nhận người di cư.


Ông Steinmeier nhấn mạnh không thể để chỉ Đức, Áo, Thụy Điển và Italy phải gánh chịu cuộc khủng hoảng người di cư.

Theo ông, đây không phải là cách thức thể hiện sự đoàn kết của châu Âu và nếu không còn cách nào khác thì EU cần tiến hành biểu quyết lấy ý kiến của đa số. 

Theo thể thức bỏ phiếu lấy đa số áp đảo, các quyết định mang tính ràng buộc phải được thực thi nếu 55% số nước đại diện cho 65% tổng dân số EU đồng ý. 

Ý tưởng này đi ngược lại với truyền thống của EU là luôn hướng tới sự thỏa hiệp và đồng thuận về các chính sách.

Hiện Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia và Litva đã phản đối ý tưởng phân bố người di cư theo cơ chế hạn ngạch cho các nước thành viên EU. 

Đây cũng là lý do khiến hội nghị các Bộ trưởng Nội vụ EU hôm 14/9 vừa qua không đạt được thỏa thuận về việc phân bổ 120.000 người di cư mới.

Trong một diễn biến liên quan tới vấn đề di cư, Thụy Sĩ thông báo sẽ tiếp nhận từ 4.000-5.000 người di cư đã đến EU từ các nước bị chiến tranh tàn phá như Syria, Iraq và Afghanistan.

Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ dự kiến sẽ tiến hành thảo luận về kế hoạch này và ​​trình lên EU vào ngày 22/9 tới trong một động thái nhằm chia sẻ gánh nặng người di cư với các nước Hy Lạp, Italy và Hungary.

Tổng thống Thụy Sĩ Simonetta Sommaruga cho rằng không có một giải pháp quốc gia riêng đối với vấn đề người di cư mà cần có giải pháp trên toàn châu Âu. 

Việc đồng ý tiếp nhận người di cư là một sự thay đổi lớn trong quyết định của Thụy Sĩ vì đến nay chính phủ liên bang vẫn tránh thảo luận về vấn đề này trong bối cảnh cử tri Thụy Sĩ hồi năm ngoái đã nhất trí hạn chế người nhập cư từ châu Âu, bất chấp thỏa thuận tự do đi lại mà nước này đã ký với EU.

Ngoài ra, chính phủ Thụy Sĩ cũng sẽ thảo luận về khả năng chi từ 50-100 triệu franc cho hoạt động viện trợ nhân đạo cho các nước có xung đột Iraq và Syria thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGO) đang hoạt động tại đây./. 

Theo VN+

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.