Những video khắc họa ngày đen tối 11/9

Thế giới và người dân Mỹ vẫn ám ảnh bởi ký ức kinh hoàng khi 2 máy bay lao thẳng vào tháp đôi thuộc Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) cách đây gần 14 năm.

Cầu lửa khổng lồ bốc lên sau khi nhóm không tặc lao máy bay vào tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York Mỹ ngày 11/9 cách đây 14 năm. Ảnh: quotesgram
Cầu lửa khổng lồ bốc lên sau khi nhóm không tặc lao máy bay vào tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York Mỹ ngày 11/9 cách đây 14 năm. Ảnh: quotesgram
Ngày 11/9/2001, Osama bin Laden, tên khủng bố khét tiếng cầm đầu al-Qaeda, chỉ đạo 19 tay chân cướp 4 máy bay của các hãng hàng không thương mại Mỹ. Mục đích của chúng nhằm tấn công vào các địa điểm quan trọng của Mỹ như Lầu Năm Góc hay Trung tâm Thương mại Thế giới. Theo CNN, 2.977 người thiệt mạng trong vụ tấn công tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Vụ tấn công đầu tiên
Khoảng 8h46 giờ địa phương, máy bay mang số hiệu 11 của hãng American Airlines đâm vào tòa tháp phía bắc của WTC trong sự ngỡ ngàng của người dân thành phố New York.

Mục tiêu thứ hai

Sau đó 17 phút, nhóm không tặc khống chế và lao máy bay của hãng hàng không United Airlines mang số hiệu 175 vào tòa tháp phía nam nơi hàng nghìn người đang làm việc.
Nhảy khỏi tháp đôi từ độ cao hàng trăm mét
Cầu lửa lớn xuất hiện sau vụ va chạm. Nhiều người thiệt mạng và bị thương. Hai tòa tháp bốc cháy, khói đen nổi lên cuồn cuộn. Sức nóng, khói bụi từ đám cháy khiến nhiều người hoảng loạn. Khoảng 200 người đã nhảy khỏi tòa tháp từ độ cao hàng trăm mét.

Lầu Năm Góc bị tấn công và mục tiêu cuối bất thành

Khoảng 9h37 cùng ngày, một máy bay khác đâm vào Lầu Năm Góc ở thủ đô Washington khiến 184 người tử vong. Hơn 20 phút sau, máy bay mang số hiệu 93 của United Airlines rơi xuống một cánh đồng ở hạt Somerset, bang Pennsylvania khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng (bao gồm cả nhóm không tặc). Theo dữ liệu của hộp đen, các hành khách trên máy bay đã cố giành quyền kiểm soát từ tay nhóm khủng bố.
Hai tòa tháp sụp đổ, người dân tháo chạy
Thời điểm hai tòa tháp sụp đổ cách nhau khoảng 30 phút. Lớp bụi khổng lồ và mảnh vụn từ trên trời rơi xuống khiến người dân ở dưới cuống cuồng tháo chạy. "Hỗn loạn tràn ngập khắp nơi. Từ cảnh sát đến người đi đường, lính cứu hỏa,... ai cũng gào thét, khóc lóc và chạy tán loạn. Cảnh tượng hệt như một trận chiến ác liệt. Nhiều người bị thương", Mike Smith, một lính cứu hỏa, cho biết. Thành phố New York đặt trong tình trạng báo động. Giới chức ra lệnh phong tỏa tất cả đường hầm và cầu trong phạm vi toàn thành phố. Mọi chuyến bay ngang qua hoặc tới New York đều bị cấm, hủy hoặc đổi đường bay.
NASA công bố cảnh vụ tấn công 11/9 nhìn từ vũ trụ
Vụ tấn công tháp đôi của WTC kinh khủng tới mức các nhà du hành gia của NASA có thể quay cảnh cột khói bốc lên. Du hành gia người Mỹ Frank Culbertson là người đã chụp và quay lại cảnh tượng tòa tháp bốc cháy từ vũ trụ.
Hậu quả của vụ tấn công tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ
Vụ tấn công gây chấn động toàn nước Mỹ và thế giới. Nó để lại những hậu quả vô cùng lớn đối với cường quốc hàng đầu thế giới. Sau 14 năm, giới chức Mỹ vẫn chưa thể nhận dạng hơn 1000 nạn nhân trong vụ tấn công. Lớp bụi từ hiện trường tháp đôi WTC chứa các hóa chất độc hại như amiang, chì, dioxin, PVC, thủy ngân,... cùng lượng khí chất thải của hàng trăm nghìn lít dầu diesel bốc cháy.
Theo ước tính, khoảng 90.000 người đã tiếp xúc với đám bụi độc này. Hơn 60.000 người vẫn đang phải theo dõi sức khỏe. Các quan chức y tế cho biết, khoảng 2.000 chẩn đoán ung thư liên quan đến sự kiện 11/9. Nhóm người này chủ yếu làm việc trực tiếp tại hiện trường và trong thời gian dài như nhân viên y tế, nhân viên cứu hộ, các tình nguyện viên... Hầu hết vấn đề họ gặp phải là các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Theo Zing

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.