Sắp có sàn giao dịch kim cương đầu tiên trên thế giới

Cách mua bán kim cương có thể sắp thay đổi. Trong quý 4/2015, sàn giao dịch kim cương đầu tiên trên thế giới sẽ được khởi động tại Singapore, với kế hoạch dài hạn là tạo ra thị trường kỳ hạn dành cho kim cương.
Theo
Sàn giao dịch kim cương đầu tiên trên thế giới sắp có mặt tại Singapore - Ảnh: AFP
Theo Channel News Asia hôm 18.9, sàn giao dịch kim cương đầu tiên trên thế giới sẽ được thành lập ở Singapore trong quý 4 năm nay.
Alain Vandenborre, người đứng sau Sàn Giao dịch Đầu tư Kim cương (SDiX) cho hay việc này sẽ giúp kim cương từ bây giờ được mua bán theo một cách hoàn toàn khác. Ông Vandenborre nói rằng ông ngạc nhiên khi ở thế kỷ 21 này, không ai cố gắng đưa kim cương vào giao dịch trên quy mô toàn cầu như một loại hàng hóa.
Để đạt được mục tiêu trở thành sàn giao dịch kim cương đầu tiên, một số công ty đá quý lớn nhất thế giới đã đứng ra làm nhà cung cấp. Trong số này có hãng Leo Schachter ở New York (Mỹ), nhà sản xuất hàng đầu trong ngành kim cương.
“Đến tận bây giờ, ngành công nghiệp vẫn hoạt động theo lối xưa cũ. Vẫn có người bán buôn, các nhà bán lẻ, những người trung gian. Song với sàn giao dịch này, chúng tôi - những người sản xuất kim cương có thể đem sản phẩm đến bán trực tiếp tại thị trường với mức giá hợp lý”, CEO Alex Yarrow của hãng Leo Schachter nói.
SDiX kỳ vọng sẽ đạt được kim ngạch ít nhất 250 triệu USD trong năm đầu hoạt động giao dịch, với các cơ sở được thiết lập tại Singapore, Hồng Kông và Ấn Độ. Sắp tới, sàn sẽ có kế hoạch hoạt động táo bạo hơn nữa: mở ra một thị trường kỳ hạn dành cho kim cương.
“Sàn giao dịch sẽ sớm được mở cửa, ngay khi chúng tôi điều chỉnh theo luật Hoạt động giao dịch kỳ hạn và tung ra được một số sản phẩm mà thị trường có nhu cầu cao”, ông Vandenborre cho biết.
Theo chỉ số kim cương được nhiều người theo dõi Rapaport, trong tháng 8 vừa qua, giá của một carat kim cương đã giảm 13% so với cách đây một năm. Dù vậy, một số thương nhân kim cương vẫn bày tỏ sự lạc quan về tương lai thị trường, bất chấp nền kinh tế Trung Quốc có nhiều bất ổn.

Theo TNO

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.