Một tháng Nga can dự ở Syria: Thế trận liên hoàn "hai trong một"

Nhìn lại chiến dịch can dự quân sự của Nga tại Syria trong tròn một tháng qua, không khó để nhận ra rằng Moskva luôn là người nắm thế chủ động, với các bước đi nhuần nhuyễn đặt trong tổng thể một chiến lược liên hoàn.

Can dự quân sự được Nga khởi động hôm 30/9, sau khi Moskva nhận được đề nghị chính thức từ Damascus. Giới lãnh đạo Nga tuyên bố, chiến dịch không kích là nhằm tiêu diệt các phần tử khủng bố, giúp ổn định tình hình Syria, mở đường cho một giải pháp chấm dứt khủng hoảng ở quốc gia này. Duy trì chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad hay bảo vệ các lợi ích của mình ở Syria là điều mà Moskva không nói công khai và để mặc Mỹ và các đồng minh phương Tây, khu vực phải tự hiểu. Thế nhưng bước đi của Nga khiến mọi “đối thủ” đều bất ngờ, dù họ có biết đến hoạt động điều chuyển binh lực trước đó của Moskva.

Máy bay Nga tham gia không kích quân khủng bố ở Syria. Ảnh: AFP
Máy bay Nga tham gia không kích quân khủng bố ở Syria. Ảnh: AFP

Điện Kremlin ngay từ đầu cũng khẳng định can dự lần này là có giới hạn, với thời gian kéo dài trong khoảng 3-4 tháng, chỉ sử dụng sức mạnh không quân, không triển khai bộ binh tham chiến trực tiếp trên chiến trường. Đặc biệt, vừa phát động không kích, Nga nhấn mạnh luôn hoan nghênh một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm ở Syria. Các diễn biến về sau này cho thấy, Moskva đồng thời mở hai mặt trận quân sự và ngoại giao trong “ván bài” Syria, trong đó quân sự là công cụ đòn bẩy then chốt để hướng lái các bên liên quan đi đến bàn đàm phán mà ở đó Nga là nhân tố quyết định hàng đầu.

Trận chiến chống khủng bố được Nga thực hiện một cách bài bản. Moskva đã tạo lập được một liên minh ngay trước khi tung đòn quân sự, với sự tham gia của Nga - Iraq - Syria - Iran. Các cuộc không kích diễn ra với cường độ mạnh, theo kiểu “giải phẫu”, với độ chính xác lớn, sử dụng các loại vũ khí công nghệ cao.

Chế áp bằng hỏa lực đường không, Nga tạo thế để lực lượng trung thành với Tổng thống Assad đẩy nhanh chiến dịch phản kích quy mô lớn trên hướng nam và hướng tây, giành lại quyền kiểm soát ở nhiều khu vực từ tay quân khủng bố, lực lượng nổi dậy. Quân khủng bố chịu tổn thất lớn, với hàng trăm sở chỉ huy, trại huấn luyện, công sự ngầm, kho vũ khí đạn dược bị xóa sổ. Đã xuất hiện tâm lý hoảng loạn, hiện tượng tháo chạy khỏi hàng ngũ của chúng. Kết quả này không phải chỉ do Nga công bố, mà chính nhiều bên “đối địch” cũng phải thừa nhận.

Không kích khủng bố, bất luận các tổ chức này mang màu sắc nào, Moskva đã đánh trúng điểm dễ bị “tổn thương” nhất của các bên đối nghịch. Về phía Mỹ, hiệu quả không kích của Nga khiến dư luận phải đặt câu hỏi cuộc chiến chống khủng bố IS do Mỹ và liên quân phát động hơn một năm qua thực chất là gì, là mục đích hay công cụ để đạt tới những toan tính chính trị?

Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia - hai nước bảo trợ chính cho lực lượng đối lập ở Syria, lại có những lo ngại riêng - làn sóng “di cư” của quân khủng bố sau khi tháo chạy khỏi Syria, Iraq vì bị đánh “rát mặt”. Chính quyền Ankara hiện phải căng sức trong cuộc chiến chống các phần tử cực đoan thuộc Phong trào công nhân người Kurd (PKK), nay thêm mối lo IS thì thực sự sẽ quá tải. Còn đối với Riyadh, sự xâm nhập của khủng bố cùng với mức độ phản kháng dâng cao trong cộng đồng người Shiite thiểu số có thể đặt vương triều Saudi vào tình thế sụp đổ, nhất là khi mâu thuẫn xã hội được “cộng hưởng” thêm khó khăn kinh tế do giá dầu lao dốc.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Saudi Arabia và Nga tại cuộc gặp 4 bên hôm 23/10 ở Viena (Áo) bàn về xung đột Syria. Ảnh: AP
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Saudi Arabia và Nga tại cuộc gặp 4 bên hôm 23/10 ở Viena (Áo) bàn về xung đột Syria. Ảnh: AP

Ở châu Âu, chiến sự, giao tranh liên miên ở Syria chắc chắn sẽ làm gia tăng dòng người tị nạn, di cư đổ tới lục địa già, đặt cả khối EU trước sức ép lớn về về an ninh, chính trị nội bộ ở từng nước thành, tinh thần đoàn kết nội khối.

Tính toán và hành động của Nga đã đẩy các bên liên quan vào thế bí, buộc phải có những bước chuyển trên mặt ngoại giao. Đó là lý do mà người ta thấy giới chức cấp cao từ Mỹ, EU, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ cho tới EU liên tiếp có các cuộc tham vấn, tiếp xúc với Moskva. Mọi “tay chơi” giờ đều phải thừa nhận vai trò của Nga và quay về với giải pháp chính trị giúp chấm dứt khủng hoảng Syria, dựa trên một nền tảng chung là diệt trừ khủng bố và bước sau đó là thời kì “chuyển tiếp chính trị” - đúng như tinh thần của Tuyên bố chung Geneva (6/2012) về chấm dứt xung đột tại quốc gia Trung Đông này.

Nga đã thu được nhiều thành quả sau một tháng can dự ở Syria, nhất là về uy tín và vị thế. Nhưng phần việc sau đó có thể sẽ khó khăn hơn nhiều. Đó là việc Moskva sẽ phải điều phối lợi ích và chấp nhận một “mức giá” như thế nào trong các vòng đàm phán tới đây, nhất là khi đề cập đến vấn đề được cho là gai góc nhất - tương lai chính trị của Tổng thống Assad?

Theo Baotintuc.vn

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.