Những ứng viên nổi bật cho Nobel Hòa bình 2015

Giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay được dự đoán có thể thuộc về Thủ tướng Đức Angela Merkel vì cách ứng phó của bà với cuộc khủng hoảng di cư hoặc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry do nỗ lực giúp đạt thỏa thuận hạt nhân với Iran.

nhung-ung-vien-noi-bat-cho-nobel-hoa-binh-2015

Từ trái sang: Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters.

Nobel Hòa bình là giải thưởng thu hút nhiều sự chú ý nhất và tạo ra nhiều đồn đoán nhất trong số 6 giải thưởng Nobel. Đây cũng là giải thưởng được trao tại thủ đô Oslo, Na Uy, thay vì ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển, như 5 giải còn lại.

Danh sách các ứng viên cho giải Nobel Hòa bình được giữ bí mật trong 50 năm. Danh sách năm nay gồm 273 cá nhân và tổ chức. Một số nhà quan sát cho rằng giải thưởng năm nay sẽ thuộc về những người hành động xoa dịu khủng hoảng di cư châu Âu.

Theo Kristian Berg Harpviken, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo (Prio), Thủ tướng Đức Angela Merkel là một sự lựa chọn rõ ràng. "Bà Angela Merkel thực sự là một nhà lãnh đạo có phẩm hạnh", AFP dẫn lời ông nói.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) và linh mục Công giáo Mussie Zerai, người Eritrea, cũng là hai cái tên sáng giá trong danh sách ứng viên, theo Nobeliana, một nhóm các nhà sử học chuyên về giải Nobel. UNHCR từng nhận giải Nobel Hòa bình vào năm 1954 và 1981 còn linh mục Zerai đã giúp giải cứu người di cư vượt biển Địa Trung Hải.

Trong tháng 7, Iran đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử với các cường quốc, chấp nhận giảm quy mô hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Tehran từ năm 2006.

"Tôi nghĩ công việc tại Ủy ban Nobel... năm nay sẽ dễ dàng hơn nhiều", cựu ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt cho biết lúc đó.

Do đó, giải Nobel Hòa bình có thể thuộc về các kiến trúc sư của thỏa thuận, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Iran Javad Zarif, thậm chí có khả năng là Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini hoặc người tiền nhiệm Catherine Ashton, theo Peter Wallensteen, giáo sư tại Đại học Uppsala, Thụy Điển.

Ủy ban Nobel trong quá khứ thường trao giải Hòa bình để ca ngợi nỗ lực chống hạt nhân vào những năm kỷ niệm chẵn chục vụ ném bom xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, năm 1945.

Giải Nobel Hòa bình các năm 1975, 1985, 1995 và 2005 lần lượt thuộc về nhà hoạt động Liên Xô Andrei Sakharov, Hiệp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân (IPPNW), Joseph Rotblat và phong trào Pugwash, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và giám đốc Mohammed el-Baradei.

Ngoài ra, những ứng viên có khả năng đạt giải cao khác trong danh sách đề cử năm nay còn có Giáo hoàng Francis vì những cam kết của ông về công bằng xã hội và môi trường, bác sĩ người Congo Denis Mukwege, người đã điều trị cho hàng nghìn phụ nữ bị cưỡng hiếp ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo.

Cuộc chiến vì tự do ngôn luận cũng có thể được đề cập đến do trong năm nay xảy ra hai vụ tấn công nhằm vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Paris, Pháp, và cuộc họp về đạo Hồi và tự do ngôn luận ở Copenhagen, Đan Mạch.

Những ứng viên trong lĩnh vực này gồm có Flemming Rose, người Đan Mạch, từng đăng hoạt họa về nhà tiên tri Mohammed trên tờ Jyllands-Posten năm 2005, blogger người Arab Saudi đang bị giam Raif Badawi và cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden.

Giải Nobel Hòa bình 2015 sẽ chính thức được công bố vào 11h (giờ Oslo, tức 16h giờ Hà Nội) ngày 9/10.

Theo VnExpress

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.