Thật hay giả việc Trung Quốc dịu giọng trong vấn đề Biển Đông?

(Baonghean) - Vừa qua, Trung Quốc đã hứa hẹn với ASEAN và cộng đồng quốc tế rằng nước này sẽ không bao giờ sử dụng vũ lực, cam kết hợp tác, làm việc với các bên để đảm bảo và duy trì an ninh, ổn định trên Biển Đông. Để nhìn nhận chính xác hơn vấn đề này, Báo Nghệ An có cuộc phỏng vấn PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học (Bộ Công an).

P.V: Dư luận quốc tế gần đây rất quan tâm đến thái độ hòa dịu của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Đề nghị Thiếu tướng giải thích về vấn đề này?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đồn đoán của dư luận là đúng. Ngày 16/10, tại cuộc họp không chính thức đầu tiên với các Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Trương Vạn Toàn đã đưa ra gói đề nghị 5 điểm để tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng với ASEAN. 
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Trung Quốc (thứ 4 phải sang) tại cuộc họp  không chính thức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/10/2015.
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Trung Quốc (thứ 4 phải sang) tại cuộc họp không chính thức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/10/2015.
Theo đó, thứ nhất, cần xác định quan hệ an ninh chỉ là một phần trong quan hệ đối tác chiến lược tổng thể giữa ASEAN và Trung Quốc. 
Thứ hai, Trung Quốc nhấn mạnh khái niệm an ninh mới và những định chế mới để thay thế cơ chế liên minh của Mỹ với các nước châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Phillipines,…). Đây là điểm đáng chú ý nhất trong gói đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Qua đó, Trung Quốc muốn gián tiếp cho rằng liên minh của Mỹ với các nước châu Á là đã lạc hậu và ASEAN cần hợp tác với Trung Quốc để xây dựng một cơ chế liên minh mới hợp lý và hiệu quả hơn.
Ba vấn đề còn lại trong gói đề nghị của Trung Quốc là những lời kêu gọi tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh Trung Quốc - ASEAN thông qua các hoạt động phối hợp như tập trận chung trên Biển Đông năm 2016, hợp tác chống khủng bố, chống cướp biển, cứu hộ, cứu nạn trên biển,…
Có thể nói rằng, đề nghị 5 điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thể hiện thái độ hòa hoãn của nước này đối với ASEAN.
Ngày 17/10, cũng tại Bắc Kinh, diễn ra Diễn đàn An ninh Hương Sơn với sự tham gia của 300 quan chức quốc phòng và học giả đến từ 47 quốc gia. Tại diễn đàn này, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long khẳng định: “Chúng tôi sẽ không bao giờ dùng vũ lực một cách thiếu thận trọng, cho dù đó là những vấn đề liên quan đến chủ quyền. Bắc Kinh sẽ làm hết sức mình để tránh những cuộc xung đột không lường trước và chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết những tranh cãi và bất đồng với các bên liên quan một cách trực tiếp thông qua các biện pháp tham vấn hòa bình. Trung Quốc cam kết làm việc với các bên để đảm bảo và duy trì an ninh, ổn định cho khu vực”.
Về việc Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam như tại Đá Chữ Thập, Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên, ông Phạm Trường Long phân bua rằng những hành động đó là nhằm mục đích dân sự và không ảnh hưởng đến tự do hàng hải trên Biển Đông.
Như vậy, tại diễn đàn quốc tế ngày 16 và 17/10 ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã cam kết duy trì hòa bình, hợp tác với các bên liên quan và tránh sử dụng vũ lực trong giải quyết vấn đề Biển Đông. Đây là một tín hiệu tích cực, cộng đồng quốc tế nói chung và các nước ASEAN hết sức quan tâm và đánh giá cao.
P.V: Thưa Thiếu tướng, tại sao Trung Quốc lại dịu giọng, tỏ ra hòa hiếu, hợp tác với các nước ASEAN và cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nhằm duy trì an ninh, ổn định cho khu vực?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Trước khi lý giải vấn đề này, phải bác bỏ cơ sở pháp lý của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 11/1/1974, Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và ngày 14/3/1988, Trung Quốc đánh chiếm 6 đảo chìm của Việt Nam tại Trường Sa. Cuối năm 1988, Trung Quốc chiếm thêm 1 đảo nữa. Các hành động của Trung Quốc đã vi phạm Điều 2, Hiến chương Liên Hợp quốc, Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc tháng 10/1970 và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Hình ảnh đường băng được san nền trái phép trên đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: DigitalGlobe
Hình ảnh đường băng được san nền trái phép trên đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: DigitalGlobe (Nguồn: VNE)
Các vùng lãnh thổ đất, đảo biển bị cưỡng chiếm bằng vũ lực không tạo ra cơ sở pháp lý đối với nước chiếm đóng, tức là Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý đối với Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước bao chiếm trong yêu sách đường chữ U (đường 9 đoạn) của nước này. Việc Trung Quốc cải tạo, bồi đắp các đảo nhân tạo của Việt Nam ở Trường Sa vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại với các cam kết mà lãnh đạo Trung Quốc đã hứa hẹn với cộng đồng quốc tế.
Về việc Trung Quốc trở nên dịu giọng vào lúc này, theo tôi có thể lý giải như sau: Một là, mặc dù Trung Quốc luôn lớn tiếng khẳng định có cơ sở pháp lý đối với Hoàng Sa, Trường Sa, vùng nước bao chiếm trong đường 9 đoạn nhưng lãnh đạo Trung Quốc cũng tự cảm thấy những hành động gây hấn trên Biển Đông và xây dựng các căn cứ quân sự trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế. Đây là điều không chỉ lãnh đạo Trung Quốc mà ngay cả dư luận Đài Loan, Hong Kong cũng lên tiếng phê phán những đòi hỏi phi lý của Bắc Kinh đối với vùng nước bị bao chiếm trong yêu sách “đường lưỡi bò”. 
Hai là, các hành động Trung Quốc gây hấn với các nước láng giềng, bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng sân bay quân sự trên các đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam đang bị cộng đồng quốc tế phản đối mạnh mẽ trên tất cả các diễn đàn song phương và đa phương như Đối thoại Shangri-la, Hội nghị G7, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung, Đại hội đồng Liên Hợp quốc,… Điều này trực tiếp tác động đến chiến lược “Một vành đai, một con đường” và “Con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc, khiến họ khó lòng thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”. Do đó, Bắc Kinh phải dịu giọng, xuống thang và tỏ ra cam kết hợp tác với các nước để giữ ổn định an ninh khu vực Biển Đông.
Tàu USS Fort Worth của Mỹ tuần tra tại Biển Đông hồi tháng 5. Ảnh: U.S. Pacific Fleet
Tàu USS Fort Worth của Mỹ tuần tra tại Biển Đông hồi tháng 5. Ảnh: U.S. Pacific Fleet (Nguồn: VNE)
 
Thứ ba, sự phản đối của Mỹ và các đồng minh đối với hành động gây hấn bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông thể hiện tại cuộc họp báo ngày 15/10 ở Tokyo, khi Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson tuyên bố tàu chiến Mỹ được tự do đi lại ở bất kỳ vùng biển nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Asher Carter cũng nhiều lần tuyên bố sẽ cho các tàu chiến Mỹ đi lại trên vùng biển có bán kính 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp (các đảo nhân tạo không có quyền xác định vùng lãnh hải 12 hải lý, chỉ có quyền xác định vùng an toàn 500m từ bờ đảo - UNCLOS 1982).
Quan điểm của Mỹ được sự đồng tình ủng hộ từ các đồng minh, bạn bè trong khu vực như Nhật Bản, Phillipines, Australia, Ấn Độ,… Các cuộc tập trận của Mỹ với các đồng minh thời gian qua gián tiếp răn đe Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh dại dột vượt qua “giới hạn đỏ” trên Biển Đông, họ sẽ rơi vào thế đối đầu với Washington và các đồng minh. Do đó, Trung Quốc ít ra cần điều chỉnh thái độ trên lời nói để xoa dịu tình hình.
P.V: Liệu cộng đồng quốc tế có thể tin tưởng những cam kết từ phía Trung Quốc hay không, thưa Thiếu tướng?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Những cam kết mới đây mà Trung Quốc đưa ra hết sức tốt đẹp, được cộng đồng quốc tế đón nhận với tinh thần tích cực và mong muốn Bắc Kinh nghiêm chỉnh thực hiện. Nhưng, không một ai yên tâm. Đây không phải lần đầu Trung Quốc cam kết với ASEAN và cộng đồng quốc tế. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã rất nhiều lần hứa hẹn công khai rằng họ sẽ hợp tác với ASEAN và cộng đồng quốc tế để bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông. 10 lần ông Tập cam kết thì 15 lần Trung Quốc có hành động đi ngược lại những hứa hẹn của nước này. Bởi thế, chúng ta không thể nhẹ dạ tin vào những “mỹ từ” của lãnh đạo Trung Quốc, cần phải tỉnh táo chờ xem họ xử sự như thế nào trên thực tế.
P.V: Vậy các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế cần làm gì để đối phó với những hành động gây hấn, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, thưa Thiếu tướng?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: 10 nước ASEAN và cộng đồng quốc tế phải có nhận thức đúng đắn về 2 vấn đề. Thứ nhất, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vùng biển bao chiếm trong đường chữ U mà nước này tuyên bố. Cộng đồng quốc tế sẽ lên tiếng bác bỏ những luận điểm sai trái, “đổi trắng thay đen” của Trung Quốc. Thứ hai, những hành động hiện nay của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại những cam kết của chính Bắc Kinh.
Trên cơ sở đó, ASEAN phải đoàn kết chặt chẽ, thống nhất trong vấn đề Biển Đông, phải thấy rằng Trung Quốc đang chia rẽ ASEAN trong việc đấu tranh và bảo vệ hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Bên cạnh đó, ASEAN phải kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động phi pháp của Trung Quốc. ASEAN vẫn phải duy trì hợp tác với Trung Quốc, sớm đi đến thỏa thuận với nước này về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trên cơ sở có sự giúp đỡ, thúc đẩy từ phía cộng đồng quốc tế. Chừng nào COC chưa hình thành, thì Trung Quốc còn có khả năng đưa ra động thái bất chấp luật pháp quốc tế. Về lâu dài, COC là cơ sở pháp lý trực tiếp góp phần giữ vững ổn định, hòa bình, an ninh trên Biển Đông.
P.V: Trân trọng cảm ơn Thiếu tướng.
Thu Giang

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.