Bên trong tổng hành dinh diệt IS của Nga

Trung tâm Điều hành Quốc phòng được xây dựng với mục tiêu trở thành một tổng hành dinh chỉ huy mọi hoạt động quân sự của các lực lượng Nga trên toàn cầu, bao gồm cả chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo ở Syria.

Ngay sau khi thông tin về việc chiếc máy bay thuộc hãng hàng không giá rẻ Kogalymavia (Metrojet) của Nga rơi trên bán đảo Sinai, Ai Cập, hồi cuối tháng trước được xác nhận, địa điểm đầu tiên mà Tổng thống Nga Vladimir Putin dừng chân chính là Trung tâm Điều hành Quốc phòng (NCDC). Đây là một trung tâm chỉ huy hiện đại, với ba tầng, được xây dựng kiên cố, có mức đầu tư lên tới hàng tỷ USD, theo Washington Post.

Tổng thống Nga Putin (thứ hai từ phải sang) cùng Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (thứ ba từ phải sang) ngày 19/12/2014 có mặt tại phòng điều hành của NCDC trong một cuộc họp với các tướng lĩnh quân đội ở Moscow. Ảnh: AP
Tổng thống Nga Putin (thứ 2 từ phải sang) cùng Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (thứ 3 từ phải sang) ngày 19/12/2014 có mặt tại phòng điều hành của NCDC trong một cuộc họp với các tướng lĩnh quân đội ở Moscow. Ảnh: AP

Trên các màn hình lớn như ở rạp chiếu phim là hình ảnh của những oanh tạc cơ chiến lược tầm xa Nga xuất kích từ các căn cứ không quân ở Syria đi thực hiện nhiệm vụ dội bom Nhà nước Hồi giáo (IS). Tất cả đều được truyền về trực tiếp. Ông Putin ra lệnh cho các chỉ huy tại Syria "liên lạc với Pháp và hợp tác với họ như những đồng minh". Đây cũng là nơi lệnh phóng tên lửa hành trình từ tàu chiến Nga trên Biển Caspian nhằm vào các mục tiêu IS ở Syria được phát đi.

NCDC được thiết kế để trở thành trung tâm đầu não mới của quân đội, giúp điều phối hoạt động của các lực lượng Nga trên toàn cầu, bao gồm cả việc phóng tên lửa hành trình hay triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược.

Tòa nhà có quy mô tương đương Trung tâm Chỉ huy Quân sự Mỹ, song theo một hãng thông tấn nhà nước Nga miêu tả thì cơ sở này hoàn toàn "vượt trội" so với các cơ sở tương tự của Mỹ.

NCDC được xây dựng tại khu vực Frunze Naberezhnaya, gần sông Moscow, chỉ cách Quảng trường Đỏ khoảng 3 km. Tòa nhà được cho là nằm bên trên một hệ thống đường hầm tương đối lắt léo. Quá trình thi công hoàn thành vào năm 2014. Công trình này là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội Nga với chi phí lên tới hàng trăm tỷ USD.

Khu phức hợp cũng sở hữu một bãi đáp trực thăng có khả năng tiếp nhận trực thăng vận tải Mi-8 của Nga. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, NCDC sẽ biến thành trung tâm truyền thông, liên lạc hàng đầu của quốc gia. Một chỉ huy quân đội Nga còn so sánh NCDC với các trụ sở quân sự của Liên Xô trong Thế chiến II.

Một cuộc họp bàn về hoạt động của quân không Nga ở Syria diễn ra tại NCDC hôm 17/11. Ảnh: Reuters
Một cuộc họp bàn về hoạt động của quân không Nga ở Syria diễn ra tại NCDC hôm 17/11. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết NCDC là một bước đột phá quan trọng trong việc "tạo ra một không gian thông tin duy nhất nhằm giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau cùng lúc vì lợi ích quốc phòng".

Từ Đại hội Quân sự Quốc tế diễn ra tại Nga hồi tháng 8 đến nay, hình ảnh cũng như các thông tin về NCDC đã được công chúng biết đến nhiều hơn thông qua một chiến dịch truyền thông mạnh mẽ.

"Khi tòa nhà này cùng căn phòng này được mở ra một năm trước, tôi phần nào cảm thấy choáng ngợp. Vâng, nó trông vô cùng thuyết phục. Và có lẽ đây là thứ mà Lầu Năm Góc chỉ dám nghĩ đến trong mơ", Andrei Kolesnikov, phóng viên chuyên đưa tin về Tổng thống Nga Putin 15 năm qua, ca ngợi NCDC khi tới đây dự một buổi họp diễn ra hôm 17/11. Sự kiện này được phát nổi bật trên kênh truyền hình quốc gia Nga.

"Nhưng tại sao? Ai lại cần đến những màn hình lớn bằng cả một sân bóng cỡ nhỏ như thế này và cả khán đài cho người xem nữa?", Kolesnikov đặt câu hỏi với khán giả truyền hình. "Và đây là câu trả lời. Mọi ghế trống đều đã kín. Người xem là toàn bộ những tướng lĩnh quân đội cấp cao của Nga. Hay có thể ví đây như băng ghế khởi động, nơi mà mọi người luôn sẵn sàng để lao ra chiến trường bất cứ lúc nào".

NCDC nhìn từ trên cao. Đồ họa: Washington Post
NCDC nhìn từ trên cao. Đồ họa: Washington Post
Theo VNE

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.