Năm thứ 3 liên tiếp được vinh danh: Chỉ có thể là Tổng thống V.Putin

(Baonghean) - Tạp chí danh tiếng Forbes vừa công bố kết quả bình chọn nhân vật quyền lực nhất thế giới năm 2015 và một lần nữa cái tên Vladimir Putin được xướng lên. Nếu như năm 2014, việc Tổng thống Nga quyết định xác nhập Crimea trở thành một phần lãnh thổ của nước Nga hay đạt được thỏa thuận khí đốt trị giá 400 tỷ USD với Trung Quốc… là lý do mà ông được vinh danh, thì năm nay, chiến thắng của ông có thể nói còn thuyết phục hơn nhiều. 

Sinh ngày 7/10/1952 tại TP Leningrad (nay là St. Petersburg), Vladimir Putin bắt đầu làm Tổng thống nước Nga sau sự kiện ngày 31/12/1999, dưới sức ép khủng khiếp và khả năng mất kiểm soát chính trường, Tổng thống đương nhiệm Boris Yeltsin buộc phải từ chức.
Theo luật pháp, Vladimir Putin với tư cách là người đứng đầu chính phủ đứng lên nhận trọng trách Tổng thống tạm quyền. Nhậm chức trong bối cảnh khó khăn, phức tạp, nhưng bằng những quyết sách đúng đắn, quyết liệt của mình, cùng với êkíp gồm những trợ lý giỏi giang và có thể tin tưởng vực dậy một nền kinh tế trì trệ, lạc hậu, chính trị rối ren dần đi vào ổn định. 
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Internet

Để có được những thành quả quan trọng ấy, chắc chắn không thể không kể đến chính sách đối nội hết sức mềm dẻo, hợp lý, hợp thời. Đó là, không như người tiền nhiệm luôn tìm cách đối phó với những người cộng sản, Putin cho rằng, dù Đảng Cộng sản Liên Xô trước kia có phạm phải những sai lầm như thế nào chăng nữa, thì vẫn là một phần quan trọng trong lịch sử Nga và có sức ảnh hưởng lớn trên việc hình thành xã hội Nga hiện đại.

Vì thế, những giá trị và được coi là biểu tượng dưới thời Liên bang Xô viết trước đây đã bị xóa bỏ được ông khôi phục lại, đó là lá cờ đỏ của Hồng quân; tiêu ngữ "Ngôi sao Xô Viết"; Quốc ca Liên xô (được sửa lời)… Nhờ đó, ông đã lấy được lòng tin của dân chúng Nga, nhất là thành phần trung niên và những người lớn tuổi. Còn giới trẻ Nga xem ông là thần tượng đáng ngưỡng mộ và cần phải học tập.
Tổng thống Putin trong bộ quân phục ngụy trang.
Tổng thống Putin trong bộ quân phục ngụy trang. Ảnh: Internet
Trong 2 nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của mình, có thể nói di sản mà Vladimir Putin đã để lại một nước Nga phát triển mạnh mẽ, trở lại là một trong những cường quốc hàng đầu về kinh tế, quân sự. Sau đó ông lui về “ở ẩn” với chiếc ghế Thủ tướng dưới thời của Tổng thống Dmitry Medvedev. 
Dù là “ở ẩn” nhưng thực chất ai cũng biết rằng sự ảnh hưởng của ông trước các chính sách của Tổng thống đương nhiệm thời đó lớn đến mức nào. Rồi sau đó trở lại với chiếc ghế Tổng thống, một lần nữa người ta lại được chứng kiến tài năng lãnh đạo thiên bẩm của một nhà lãnh đạo thông minh, cẩn trọng nhưng cũng quyết đoán và đặc biệt là một tình yêu vô bờ bến đối với đất nước.
Vladimir Putin dẫn đầu đoàn xe “Những con sói đêm” tại Novorossiysk.
Vladimir Putin dẫn đầu đoàn xe “Những con sói đêm” tại Novorossiysk. Ảnh: Internet
Từng là siêu cường của thế giới, Putin hiểu rằng chỉ có phát triển kinh tế, quân sự để đưa nước Nga trở lại với vị thế vốn có mới là điều kiện cần. Còn điều kiện đủ, Nga phải là một trong những quốc gia có đóng góp lớn, có tiếng nói quan trọng đối với những vấn đề mang tính toàn cầu, được cả thế giới vị nể.
Còn nhớ, vào năm 2013, khi vấn đề liên quan đến cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden - người đã tiết lộ với thế giới về chương trình nghe lén gây tranh cãi của Mỹ, mặc dù dưới sức ép lớn từ đối tác hùng mạnh về việc dẫn độ, nhưng Vladimir Putin không những không đồng ý dẫn độ hay cho phép quá cảnh ở sân bay, mà ông còn trao quyền tị nạn cho Edward Snowden.
Hay như câu chuyện sự khôn khéo của Putin trong việc "giải cứu" Syria - đồng minh thân cận của Nga ở Trung Đông thoát khỏi nguy cơ chiến tranh đang cận kề liên quan đến một loạt chương trình vũ khí hóa học. Hay việc xử lý cuộc khủng hoảng ở Ukraine mà đỉnh điểm là việc sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm ngoái đã đẩy mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và EU căng thẳng tột độ như trong thời chiến tranh lạnh… 
Tổng thống Vladimir Putin tham gia đề án môi trường “Chuyến bay hy vọng”.
Tổng thống Vladimir Putin tham gia đề án môi trường “Chuyến bay hy vọng”.
Liên tiếp chỉ trong vòng vài năm, Vladimir Putin khiến chính giới Mỹ, phương Tây và các học giả trên toàn cầu phải “việt vị” bởi những quyết định của mình. Tất cả những điều đó nhằm một mục đích duy nhất, đó là tăng cường sự ảnh hưởng của nước Nga, đưa đất nước rộng lớn nhất của châu Âu trở lại với vị thế mà ông theo đuổi. 
Trở lại với những vấn đề mà nước Nga gặp phải năm 2015 cũng như cách ông xử lý với những vấn đề đó; hay cách ông quyết định tham gia vào cuộc chiến chống IS cho thấy sự quyết đoán của người đàn ông quyền lực này. 
Sau khi sáp nhập Crime, nước Nga do ông lãnh đạo đã phải chịu vô số lệnh trừng phạt khiến nền kinh tế Nga trở nên chao đảo. Thậm chí vào cuối năm ngoái và đầu năm nay, khi giá dầu thế giới liên tiếp sụt giảm, nhiều chuyên gia dự đoán kinh tế Nga không thể đứng vững. Bởi nền kinh tế Nga phụ thuộc quá lớn vào việc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, một khi nguồn thu này không còn mấy giá trị thì việc phá sản sẽ là chuyện một sớm, một chiều. Nhất là khi đồng nội tệ rớt giá thảm hại do nhà đầu tư nước ngoài bán tháo đồng Rup…
Tổng thống Nga Vladimir Putin với hai chó cưng Buffy và Yume đi dạo ở ngoại ô Moscow.
Tổng thống Nga Vladimir Putin với hai chó cưng Buffy và Yume đi dạo ở ngoại ô Moscow. Ảnh: Internet
Đối mặt với những khó khăn ấy, nước Nga dưới sự điều hành của Putin đã có những quyết định chính trị, kinh tế hợp lý,  như ký thỏa thuận Minsk để làm dịu căng thẳng với phương Tây, tạm thời giảm áp lực của các lệnh trừng phạt đã được thi hành và ngăn chặn những lệnh trừng phạt mới; liên tiếp tăng lãi suất đồng nội tệ; tung hơn 110 tỷ ngoại tệ để thu đồng nội tệ… của Ngân hàng trung ương Nga đã giúp đất nước này vượt qua được cơn bão.
Bên cạnh việc tạm thời thoát khỏi cuộc khủng hoảng một cách thần kỳ, việc Tổng thống Vladimir Putin phát động cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã cho thấy được sự ảnh hưởng to lớn trong các quyết định của Putin. 
Thủ tướng Nga Vladimir Putin chơi piano trong một buổi hòa nhạc từ thiện tại Cung điện băng Ice Palace ở St. Petersburg.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin chơi piano trong một buổi hòa nhạc từ thiện tại Cung điện băng Ice Palace ở St. Petersburg. Ảnh: Internet
Điều khiến giới chức Mỹ và phương Tây bất ngờ nhất, đó là việc một lực lượng hùng hậu phương tiện chiến tranh được huy động từ Nga đến Syria đã qua mặt được tất cả những cơ quan tình báo nổi tiếng nhất, trong đó có cả CIA. Và chỉ đến khi những chiến đấu cơ của Nga rầm rộ xuất kích phá hủy hàng trăm mục tiêu của IS mỗi ngày thì tất cả mới ngỡ ngàng. 
Những thành quả đạt được trong cả kinh tế lẫn quân sự trong năm qua là cách để ông thu hút những lá phiếu bầu về phía mình. Tại cuộc bầu chọn năm nay, còn có những ứng viên rất nặng ký như Thủ tướng Đức Angela Merkel với chính sách mềm dẻo, linh hoạt và nhân đạo trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng di cư trầm trọng đang xảy ra tại “lục địa già”; Tổng thống Mỹ Brack Obama với nỗ lực hàn gắn quan hệ giữa 2 cựu thù Mỹ - Cuba… Nhưng thực sự Vladimir Putin mới xứng đáng với danh hiệu tượng trưng nhưng cao quý này. Và có lẽ lời khẳng định của Forbes cũng đã nói lên tất cả: "Tổng thống Putin là một trong số rất ít những người đàn ông trên thế giới đủ quyền lực để làm điều ông muốn mà không gặp trở ngại gì”. 
Cảnh Nam

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.