Thổ Nhĩ Kỳ, Nga tung bản đồ đường bay Su-24 trước khi bị bắn

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã công bố các bản đồ hoàn chỉnh, cho thấy nơi chiếc máy bay Su-24 của Moskva bị Ankara bắn rơi hôm 24/11 đã vi phạm không phân hay đã bay chệch đường, tùy thuộc quan điểm từng bên.

Bản đồ do Thổ Nhĩ Kỳ công bố, chứng minh máy bay Nga vi phạm không phận. Xem bản đồ do Nga công bố ở bên dưới (Nguồn: CNN Turk)
Bản đồ do Thổ Nhĩ Kỳ công bố, chứng minh máy bay Nga vi phạm không phận. Xem bản đồ do Nga công bố ở bên dưới (Nguồn: CNN Turk)

Ngay sau khi chiếc máy bay Nga bị bắn hạ, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ công bố bản đồ radar cho thấy đường bay của nó. Trên bản đồ, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện qua các đường màu xanh dương, còn đường bay của chiếc Su-24 là màu đỏ.

Đường màu đỏ đã có một đoạn cắt ngang qua đường màu xanh và Ankara đã dùng hình ảnh này làm bằng chứng máy bay Nga xâm phạm không phận.

Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng đã cảnh báo phi công ít nhất 10 lần, yêu cầu phải cho máy bay quay đầu. Các cảnh báo được đưa ra khi chiếc máy bay tiến gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng phi công vẫn phớt lờ và điều khiển chiếc Su-24 vượt qua đường biên.

Theo đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ở Liên Hợp Quốc, chiếc máy bay Nga ở trong không phận Thổ Nhĩ Kỳ có 17 giây trước khi nó bị bắn hạ.

Về phần mình, Nga bác tin máy bay của nước này vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Trong thông báo gửi đi từ Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng máy bay bị tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ tấn công khi còn cách biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ 1km. Ông cũng cho biết máy bay bị rơi ở khu vực trong Syria, cách biên giới khoảng 4km.

Bản đồ do Nga công bố cho thấy Su-24 chưa vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ (Nguồn: BI)
Bản đồ do Nga công bố cho thấy Su-24 chưa vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ (Nguồn: BI)

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ công bố bản đồ, Nga đã đưa ra tấm bản đồ riêng, cho thấy không hề có sự vi phạm không phận.

Ông Putin đã tức giận chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 24/11, nói rằng vụ bắn rơi chiếc Su-24 giống như "nhát dao đâm lén vào sau lưng," do những kẻ "đồng lõa với khủng bố" thực hiện.

Song Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã phản bác, tuyên bố nước này có "trách nhiệm" phải bảo vệ an ninh quốc gia.

Nga đã tiến hành nhiều cuộc không kích ở Syria kể từ tháng 9 năm ngoái, đôi khi gây căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ vì các máy bay của nước này tiến quá gần biên giới.

Tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu đại sứ Nga Andrey G. Karlov tới và yêu cầu lập tức chấm dứt các hoạt động quân sự gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ./.

Theo Vietnam+

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.