Khí hậu và khủng bố "nóng lên" trên toàn cầu

(Baonghean) - Khí hậu và chủ nghĩa khủng bố là hai từ khoá “nóng” nhất trong bản tin thời sự thế giới tuần qua. Nếu như COP21 vẫn chưa đạt được những bước tiến dài mà công luận mong đợi thì tại Mỹ, bàn chân đen tối của IS đã chính thức đặt chân lên lãnh thổ quốc gia đứng đầu liên minh quốc tế này, gieo rắc nỗi lo sợ về những kịch bản đen tối hơn…

COP21: Mãn nhãn nhưng chưa thuyết phục

Nhiều tuyên bố mạnh mẽ đã được đưa ra, những liên minh, quỹ hỗ trợ và những con số chi phí khổng lồ - hiển nhiên những gì mà các lãnh đạo trên thế giới thể hiện ở COP21 đã gây ấn tượng đáng kể với công luận. Tuy nhiên, kinh nghiệm và sự tỉnh táo của những công dân toàn cầu mong mỏi một bước chuyển trong vấn đề bảo vệ môi trường vẫn đưa đến kết luận: chỉ nói thôi chưa đủ.

Sau vụ khủng bố đẫm máu ngày 13/11 tại Paris, công tác an ninh đã được tăng cường và thắt chặt để đảm bảo an toàn cho các đại biểu tham dự sự kiện.
Sau vụ khủng bố đẫm máu ngày 13/11 tại Paris, công tác an ninh đã được tăng cường và thắt chặt để đảm bảo an toàn cho các đại biểu tham dự sự kiện.

Các chuyên gia nhận định COP21 diễn ra tốt đẹp khi đạt được những thành quả cả trong lĩnh vực công và tư nhân. Tỷ phú người Mỹ Bill Gates đã tuyên bố thành lập quỹ tư nhân nhằm hỗ trợ các công ty hoạt động trong lĩnh vực giải pháp năng lượng mới thay thế nguồn năng lượng hoá thạch - tác nhân lớn khiến khí hậu toàn cầu biến đối. Trong khi đó, Mỹ, Pháp, Ấn Độ và 17 nước khác thì cam kết tăng gấp đôi số tiền 10 tỷ đôla cùng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch trong 5 năm tới. Ấn Độ còn là nước có sáng kiến thành lập liên minh năng lượng Mặt Trời - gồm 121 quốc gia - với mục đích tăng cường sản xuất năng lượng Mặt Trời. Liên minh này cam kết huy động 1.000 tỷ USD đầu tư cho các dự án cung cấp năng lượng Mặt Trời đến năm 2030.

Còn đối với mục tiêu kiểm soát quá trình nóng lên toàn cầu, Tổng thống Pháp Francois Hollande không những muốn đặt hạn mức ở mức 2 độ C mà còn có tham vọng hạ con số này xuống ngưỡng 1,5 độ C. Tất nhiên, đó là một ý tưởng cực kỳ táo bạo, bởi ngay cả ngưỡng 2 độ C cũng còn gây tranh cãi gay gắt trong vòng đàm phán giữa các lãnh đạo quốc gia.

Nhưng đã thành thông lệ, dường như công luận đã quá quen với các Hội nghị tập hợp đông đảo các quốc gia trên thế giới như thế này và cũng không đặt hy vọng quá nhiều ở một kết quả cụ thể. Bởi, vấn đề môi trường dù trên danh nghĩa được công nhận là vấn đề sống còn đối với cả hành tinh nhưng nếu đặt cạnh các lợi ích về chính trị, kinh tế của bản thân mỗi quốc gia, vẫn chưa phải là một đối trọng tương xứng. Chưa kể đến khoản kinh phí không hề nhỏ mà các quốc gia phải bỏ ra để bảo vệ môi trường, việc thực hiện các cam kết như cắt giảm khí thải cũng đem lại hiệu ứng đối nghịch với chính sách phát triển kinh tế.

Đối với các nền kinh tế già cỗi, bảo vệ môi trường như là một “nghĩa vụ đền bù” cho lịch sử phát triển trong bối cảnh khoa học - kỹ thuật xanh chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Còn với các nền kinh tế non trẻ hiện nay, theo đuổi chính sách phát triển xanh đồng nghĩa với việc làm chững lại quá trình rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.

Một ví dụ cho thấy sự “miễn cưỡng” của các quốc gia trong việc tham gia bảo vệ môi trường chung là lời hứa của các nước giàu vào năm 2009 sẽ chi 30 tỷ USD trong giai đoạn 2010 - 2012 để chống lại biến đổi khí hậu. Thế nhưng đến tháng 6 năm nay, mới chỉ có 30 quốc gia tài trợ khoảng 10,2 tỷ USD.

Người dân xuống đường ở Sydney (Australia) kêu gọi Hội nghị COP21 Paris đạt được thoả thuận chung để hành động vì biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters
Người dân xuống đường ở Sydney (Australia) kêu gọi Hội nghị COP21 Paris đạt được thoả thuận chung để hành động vì biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters

Tham gia tích cực vào bảo vệ môi trường còn là một gánh nặng đối với chính sách chính trị của các quốc gia, khi mà nội bộ các nước thường mâu thuẫn sâu sắc trong lĩnh vực này. Điển hình là Mỹ, với sự đối lập giữa chính quyền của Tổng thống Obama và Đảng Cộng hoà - những người cho rằng các cam kết cắt giải khí thải và các hoạt động gây ô nhiễm sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế nội địa, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Trong một động thái mới nhất, ngày 5/12, lãnh đạo của 195 quốc gia tại COP21 đã thông qua một văn bản được xem là tiền đề xây dựng cam kết toàn cầu về khí hậu. Đó là một tín hiệu tích cực, bởi sự đồng thuận là nền tảng đầu tiên và thiết yếu trong giải quyết mọi vấn đề mang tính toàn cầu.

Mối đe doạ mang tên IS đã có mặt ở Mỹ

Mỹ chính thức đối mặt với mối đe doạ mang tên khủng bố thánh chiến khi 1 trong 2 hung thủ gây ra vụ xả súng tại trung tâm xã hội San Bernardino vào ngày 2/12 vừa qua đã gửi thông điệp thề trung thành với thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo (IS) El Abou-Bakr Al-Baghdadi.

Người dân tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công ở Trung tâm hỗ trợ tại San Bernardino, California. Ảnh: AFP
Người dân tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công ở Trung tâm hỗ trợ tại San Bernardino, California. Ảnh: AFP

Trên thực tế, đây không phải là vụ xả súng hiếm hoi diễn ra ở Mỹ thời gian gần đây, tuy nhiên, động cơ của hung thủ mới là điều gây sự chú ý đặc biệt đối với cơ quan chức năng và dư luận. 2 hung thủ được xác định gây ra vụ xả súng khiến 14 người thiệt mạng là cặp vợ chồng Syed Farook và Tashfeen Malik. Trong đó, người chồng Syed Farook là một người Mỹ gốc Pakistan và cũng là nhân viên của Trung tâm nơi xảy ra vụ tấn công. Chính điểm này đã dẫn đến giả thiết đầu tiên rằng đây là một vụ tấn công nhằm mục đích trả thù. Tuy nhiên, các nhà điều tra đã nhanh chóng hướng đến một giả thiết khác khi những thông tin về người vợ được thu thập.

Tashfeen Malik, 29 tuổi, sinh ra ở Pakistan và lớn lên ở Ả-rập Xê-út. Tháng 8 năm 2014, cặp đôi này đã kết hôn tại California, Mỹ sau khi quen biết nhau trên mạng Internet. Gần 1 năm sau đó, Tashfeen sinh con gái đầu lòng. Điều đáng nói là hành tung trong suốt 18 tháng sinh sống tại Mỹ của người phụ nữ này gần như là con số không đối với cơ quan điều tra.

Tất cả những gì người ta biết về Tashfeen là người phụ nữ này sống trong một ngôi nhà thuê ở ngoại ô Los Angeles cùng với chồng. Tuyệt nhiên không hề có thêm thông tin nào khác về nữ hung thủ gây ra vụ tấn công khủng bố khiến nhiều người thiệt mạng nhất kể từ sau sự kiện 11/9/2001.

Manh mối cho thấy liên hệ giữa cặp vợ chồng này với chủ nghĩa khủng bố là dòng trạng thái mà người vợ cập nhật trên một tài khoản Facebook ít phút trước khi diễn ra vụ tấn công. Theo đó, người phụ nữ này đã thề trung thành với thủ lĩnh của IS - sự tồn tại của tài khoản Facebook trên đã được một phát ngôn viên của Facebook xác nhận, tuy nhiên cảnh sát vẫn chưa tiết lộ danh tính đã được sử dụng để lập tài khoản. Sau đó, vụ tấn công diễn ra như chúng ta đã biết: 14 người ở trung tâm xã hội Regional Inland Center đã bị bắn chết, trong đó có 8 người là đồng nghiệp thân cận với Syed. Một quả bom tự chế cũng được phát hiện tại hiện trường vụ tấn công, nối với điều khiển từ xa. Theo giả thiết của các điều tra viên, cặp đôi dự định kích nổ quả bom khi lực lượng cứu hộ đến nhưng quả bom đã không hoạt động.

Nếu như mối liên quan ít nhiều giữa cặp đôi hung thủ với chủ nghĩa khủng bố đã được xác nhận thì đến nay vẫn chưa xác định được liệu người vợ có phải là kẻ chủ mưu trực tiếp của vụ tấn công hay chỉ là một phần của mạng lưới tổ chức lớn hơn. Một điều tra viên tiết lộ với tờ New York Times rằng “đến thời điểm này, có vẻ như các đối tượng đã hành động với cảm hứng từ tổ chức khủng bố IS hơn là được chỉ đạo trực tiếp bởi nhóm này”. Nhưng chỉ riêng việc một phần tử ủng hộ IS đặt chân đến Mỹ dưới danh nghĩa là “vợ của một công dân Mỹ” đã làm dấy lên sự lo ngại của công luận về hệ thống an ninh quốc gia của đất nước vốn là mục tiêu “yêu thích” của chú nghĩa khủng bố.

Như vậy là trong cùng một sự kiện, 2 câu hỏi nóng được đặt ra như 2 thách thức không hề nhỏ đối với các cơ quan chức năng Mỹ: vấn đề kiểm soát vũ khí nóng và vấn đề an ninh chống khủng bố. Nếu như vấn đề đầu tiên vốn là một trong những điểm gây tranh cãi lâu năm giữa các đảng phái chính trị Mỹ thì vấn đề thứ hai mang tính thời sự hơn, nằm trong chuỗi sự kiện khủng bố dính líu đến IS diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới thời gian gần đây. Tất nhiên, kịch bản này không phải là không thể lường trước khi mà Mỹ đang là một trong những nước đi đầu cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.

Thục Anh

(Theo Le Monde)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.