Vì sao dự luật chống khủng bố của Trung Quốc gây tranh cãi?

(Baonghean) - Ngày 27/12, Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc chính thức thông qua dự luật đầu tiên về chống khủng bố. Có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, được xem là nỗ lực giải quyết vấn nạn khủng bố trong nước cũng như giúp duy trì an ninh thế giới và được sự nhất trí của 159 đại biểu, song dự luật của Trung Quốc lại đang gây nhiều tranh cãi.

Trung Quốc muốn nâng tầm ảnh hưởng

Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc thông qua dự luật đầu tiên về chống khủng bố. Ảnh : digitaltrends.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua dự luật đầu tiên về chống khủng bố. Ảnh: digitaltrends.

Dự luật chống khủng bố đầu tiên của Trung Quốc được thông qua trong phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 18 Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc khóa 12. Theo đó, Quân giải phóng nhân dân (PLA) và các lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc được phép thực hiện sứ mệnh chống khủng bố ở nước ngoài nếu được Quân ủy Trung ương Trung Quốc chấp thuận.

Ngoài ra, lực lượng công an và an ninh quốc gia Trung Quốc cũng có thể phái người ra nước ngoài tham gia các sứ mệnh chống khủng bố nếu được sự chấp thuận của Quốc vụ viện cũng như các nước sở tại. Dự luật mới cũng yêu cầu các hãng công nghệ hoạt động tại Trung Quốc phải giao nộp thông tin nhạy cảm của người dùng khi được chính quyền sở tại yêu cầu.

Dự luật nêu rõ trừ các hãng truyền thông được giới chức chống khủng bố giao nhiệm vụ, các hãng truyền thông khác không được đăng tải các thông tin cá nhân của các nhân chứng tại hiện trường, của con tin hay của các quan chức có chức năng giải quyết vụ việc và yêu cầu siết chặt kiểm soát việc các cá nhân đăng tải thông tin liên quan tới khủng bố trên các trang mạng xã hội.

Có thể nói, trong bối cảnh cả thế giới nói chung, Trung Quốc nói riêng đang phải đối mặt với chủ nghĩa khủng bố, dự luật này được xem là điều cần thiết. Tại đại hội, các đại biểu Trung Quốc nhất trí chủ nghĩa khủng bố đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình và phát triển trên thế giới và là kẻ thù chung của toàn nhân loại.

Hơn nữa, cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Trung Quốc cũng đang bắt đầu phải đối phó với sự trỗi dậy của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khi nước này cũng đã có một công dân bị IS hành quyết. Trước đây, dù các điều khoản về chống khủng bố đã được bao hàm trong Luật hình sự, Luật ứng phó khẩn cấp, song sự ra đời của bộ luật sẽ là cơ sở pháp lý cho các động thái của Bắc Kinh trong việc đối mặt mối đe dọa nghiêm trọng từ các chiến binh Hồi giáo cực đoan.

Việc thông qua dự luật khủng bố cũng được xem là sự khích lệ với Iran. Thư ký Hội đồng Điều phối của Iran - cơ quan tư vấn cho Lãnh tụ Tối cao Ali Khamenei, mới đây đã khẳng định vai trò của Trung Quốc trong cuộc chiến chống IS khi cho rằng: “Trung Quốc có thể giúp duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực bằng việc đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc chiến chống IS và nếu vậy, Iran cũng có thể chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Trung Á thông qua các hoạt động giao lưu và trao đổi văn hoá với cộng đồng người Trung Quốc theo đạo Hồi”.

Dư luận cho rằng, ngoài việc giải quyết được “thách thức” trong nước, đây cũng là cơ hội tốt để Trung Quốc “khẳng định” vai trò của mình trong khu vực và gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế.

Thách thức quan hệ Mỹ - Trung

Dự luật mới của Bắc Kinh gây nhiều tranh cãi. Ảnh: digitaltrends.
Dự luật mới của Bắc Kinh gây nhiều tranh cãi. Ảnh: digitaltrends.

Mặc dù dự luật được thông qua phù hợp với yêu cầu an ninh hiện nay, song nỗ lực của Trung Quốc lại chưa đáp ứng mong muốn của nhiều phía trong đó có các tổ chức nhân quyền, doanh nghiệp và chính trị gia của nhiều nước trên thế giới.

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Vì dự luật chống khủng bố mới, Trung Quốc được toàn quyền kiểm soát mọi hoạt động của các công ty công nghệ hoặc giúp chính phủ có thể phá vỡ sự bảo vệ quyền riêng tư trong các món đồ công nghệ hàng ngày một cách dễ dàng hơn - điều mà không ai mong muốn.

Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó cũng đã bày tỏ quan ngại về dự luật này khi nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng dự luật của Trung Quốc sẽ “lợi bất cập hại”, hạn chế các hoạt động thương mại và đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc. Dù chưa có phản ứng cụ thể, song lời khẳng định của người đứng đầu nước Mỹ rất có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của nhiều công ty công nghệ của Mỹ tại Trung Quốc.

Như vậy, có thể thấy, một lần nữa vấn đề an ninh mạng lại là rào cản trong quan hệ Mỹ - Trung. Bất chấp những lời lẽ “bảo vệ” cho rằng “bộ luật này sẽ không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh thông thường, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không cản trở quyền tự do ngôn luận… thì việc “yêu cầu các công ty mở cửa hậu” sẽ tiếp tục cản trở việc gây dựng lòng tin trong mối quan hệ giữa hai cường quốc lớn.

Thanh Hiền

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.