Báo Đức đồng loạt đưa tin Trung Quốc khiêu khích ở Biển Đông

Trong những ngày qua, nhiều tờ báo lớn của Đức đồng loạt đưa tin Trung Quốc đã tiến hành khiêu khích trên Biển Đông với việc tiến hành bay thử nghiệm đường băng trái phép trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời cho biết Việt Nam đã kịch liệt phản đối động thái này.

Bài báo về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông trên tờ Spiegel online.
Bài báo về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông trên tờ Spiegel online.

Báo "Thế giới" (die Welt) của Đức số ra ngày 4/1 chạy dòng tít: "Việt Nam phản đối chuyến bay thử của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa", trong đó cho biết quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng căng thẳng liên quan tới quần đảo này. 

Theo bài báo, Hà Nội đã phản đối chuyến bay thử đầu tiên của Trung Quốc trên một trong số đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp. 

Bài báo dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam cũng như đi ngược lại nhận thức chung giữa hai nước. Bài báo cho biết từ năm 2013, Trung Quốc bắt đầu bồi đắp đảo để xây dựng một đường băng.

Trong khi đó, với dòng tít: "Trung Quốc khiêu khích Việt Nam bằng chuyến bay thử trên quần đảo Trường Sa", báo Ngôi sao (Stern) nhận định với chuyến bay thử này, Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm cuộc tranh cãi với Việt Nam liên quan tới quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. 

Bài báo cho biết, Việt Nam đã tức giận, yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay hành động gây ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Theo bài viết, Trung Quốc đã bị chỉ trích mạnh vì việc bồi đắp các đảo đá trong khu vực. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng bị tố cáo vì đã xây dựng các căn cứ có thể sử dụng cho mục đích quân sự như đường băng, hải cảng trên các đảo này (trước đây chỉ là các rạn san hô hay bãi đá).

Ngoài ra, các báo như Tấm gương (Spiegel), DW, N24 cũng đăng tin bài đề cập hành động khiêu khích nêu trên của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Theo báo DW, Trung Quốc đòi chủ quyền tới 90% tổng diện tích khu vực biển rộng 3,5 triệu km2, bao gồm các đảo và rạn san hô, có nơi cách bờ biển Trung Quốc trên 1.000 km. 

Theo bài báo, Mỹ cũng đã theo dõi sát sao tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Về hành động bay thử nêu trên của Trung Quốc, Washington kêu gọi các bên liên quan phải góp phần tích cực nhằm giảm căng thẳng, không có những hành động đơn phương có thể gây mất ổn định khu vực.

Theo TTXVN/Tin Tức

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.