Liên hợp quốc xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên

Ngày 6/1, Tổng Thư Ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã lên án vụ thử bom nhiệt hạch (còn gọi là bom H) mà Triều Tiên tuyên bố tiến hành sáng cùng ngày. 
 

Binh sỹ Hàn Quốc theo dõi thông tin về những rung chấn của động đất gần bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên được phát qua truyền hình tại nhà ga ở Seoul. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Binh sỹ Hàn Quốc theo dõi thông tin về những rung chấn của động đất gần bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên được phát qua truyền hình tại nhà ga ở Seoul. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Phát biểu vói các nhà báo trước cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận về vấn đề này, ông Ban Ki-moon nhấn mạnh Bình Nhưỡng cần ngừng ngay bất kỳ hành động hạt nhân tương tự.

Cũng phát biểu trước cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc Matthew Rycroft nói rằng Hội đồng Bảo an sẽ xem xét về một nghị quyết trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên sau vụ việc trên.

Trong khi đó, Chính phủ Đức ngày 6/1 đã lên án hành động thử hạt nhân kể trên, đồng thời cho biết đã triệu Đại sứ Triều Tiên tới để yêu cầu giải thích vụ việc.

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Đức cho biết Berlin lên án bằng ngôn từ mạnh nhẽ nhất nếu việc Triều Tiên thử hạt nhân được xác nhận. 

Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier nêu rõ chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng như các vụ thử nguyên tử mà nước này nhiều lần tiến hành trước đó là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên và là đòn giáng vào Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT).

Theo nhà lãnh đạo Đức, với việc tiếp tục vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Triều Tiên đã đi ngược lại các nguyên tắc của cộng đồng quốc tế, gây nguy hiểm cho an ninh khu vực và quốc tế. 

Berlin kêu gọi Bình Nhưỡng hành xử phù hợp với các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và trở lại bàn đàm phán. Ngoại trưởng Steinmeier cũng đã triệu Đại sứ Triều Tiên ở Berlin tới để làm rõ các thông tin này.

Theo nhận định của Bộ Ngoại giao Đức, không có gì đảm bảo đúng là Triều Tiên đã tiến hành thử bom H. Kết luận cần phải chờ các đánh giá từ các trạm đo đạc.

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ cùng ngày cũng bày tỏ quan ngại trước thông tin trên, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chế, không có những hành động có thể làm ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định khu vực. 

Bộ Ngoại giao Indonesia thì ra tuyên bố nêu rõ: "Vụ thử trên đã đi ngược lại với tinh thần của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân (CTBT) và vi phạm trách nhiệm của Triều Tiên đối các nghị quyết số 1718 (năm 2006, 1874 (năm 2009), 2087 (năm 2013) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. 

Indonesia kêu gọi các bên tôn trọng những nghị quyết trên và thúc đẩy các biện pháp ngoại giao trong việc tạo ra môi trường hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.

Theo VIETNAM+

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.