Vòi bạch tuộc IS đã vươn tới Đông Nam Á?

(Baonghean) - Khi các lực lượng quốc tế gia tăng không kích nhằm yểm trợ cho quân đội Syria và Iraq tiêu diệt tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tự xưng, những tưởng với sức mạnh quân sự vượt trội, rồi đây tổ chức khủng bố tàn bạo sẽ sớm bị tiêu diệt.

Cảnh sát Indonesia trong màn đấu súng với các phần tử khủng bố. Ảnh: AFP.
Cảnh sát Indonesia trong màn đấu súng với các phần tử khủng bố. Ảnh: AFP.

Nhưng không, những ngày qua thế giới một lần nữa lại rúng động bởi những vụ tấn công khủng bố tại Indonesia - quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới. Theo thông tin ban đầu từ cảnh sát đất nước vạn đảo, những vụ tấn công có thể liên hệ với IS. Vậy tại sao chiếc vòi bạch tuộc của tổ chức khủng bố này lại vươn xa đến vậy?

Theo thông báo của nhà chức trách Indonesia, trưa 14/1, một nhóm đối tượng chưa rõ danh tính đã thực hiện 7 vụ đánh bom liên hoàn ngay trước cửa chính của trung tâm thương mại Sarinah ở trung tâm thủ đô Jakarta. Trong đó, một điểm đánh bom nằm rất gần trụ sở của Liên hợp quốc tại thành phố này.

Sau các vụ nổ đồng loạt, đọ súng xảy ra ở bên ngoài một quán cà phê đối diện với trung tâm thương mại Sarinah. Khu vực hiện trường là nơi có nhiều đại sứ quán nước ngoài đặt trụ sở và nhiều khách sạn sang trọng, đồng thời cách không xa dinh Tổng thống. Hiện cảnh sát đã phong tỏa toàn bộ khu vực.

Những vụ tấn công liên tiếp đã làm ít nhất 7 người thiệt mạng, trong đó có 5 kẻ khủng bố, và 20 người bị thương (bao gồm một người Algeria, một người Áo, một người Đức và một người Hà Lan đang trong tình trạng nguy kịch).

Hiện IS đã đứng ra nhận trách nhiệm về hàng loạt vụ tấn công này. Cùng với đó, theo hãng tin Reuters, ngày 14/1, Cảnh sát trưởng Thành phố Jakarta Tito Karnavian cũng khẳng định IS là thủ phạm tiến hành vụ đánh bom liên hoàn và nã súng tại trung tâm thủ đô Jakarta vào trưa cùng ngày làm 7 người thiệt mạng và 20 người bị thương.

Phát biểu với báo giới, ông Karnavian khẳng định IS chắc chắn là thủ phạm đứng đằng sau vụ đánh bom này, đồng thời cho biết một phiến quân người Indonesia tên là Bahrun Naim là kẻ lập kế hoạch vụ tấn công.

Như vậy có thể thấy, sau nhiều nỗ lực xóa bỏ hình ảnh một điểm nóng về khủng bố của các chính phủ hiện tại cũng như tiền nhiệm, rõ ràng bóng ma loại tội phạm này vẫn chưa hết ám ảnh đất nước vạn đảo.

Như vậy, sau Trung Đông, châu Âu, Mỹ, bóng ma khủng bố đã có mặt tại Đông Nam Á. Ảnh: Internet.
Như vậy, sau Trung Đông, châu Âu, Mỹ, bóng ma khủng bố đã có mặt tại Đông Nam Á. Ảnh: Internet.

Theo thống kê, hiện Indonesia có 4 nhóm khủng bố chính, bao gồm Mặt trận Người Bảo vệ Hồi giáo (FPI) - nhóm này nổi lên từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997, vốn khét tiếng với hàng chục vụ tấn công quán bar và hộp đêm, đặc biệt là trong tháng ăn chay Ramadan. FPI gây rối không nhằm mục đích đòi thành lập một quốc gia Hồi giáo, mà nhằm thiết lập một thứ luật Hồi (Sharia) nghiêm khắc ở Indonesia.

Nhóm thứ 2 - Darul Islam - bắt đầu hoạt động từ những năm 1930-1940. Nhóm nổi lên trên chính trường Indonesia từ sau cuộc chiến tranh du kích của nhân dân nước này chống thực dân Hà Lan. Khi đó, họ đấu tranh đòi thành lập một quốc gia Indonesia Hồi giáo thuần khiết. Sau này, trong cuộc chiến do Mỹ phát động tại Afghanistan, Darul Islam cũng đã từng gửi quân đến chiến trường này để chống lại “kẻ thù lớn nhất của Hồi giáo”.

Nhóm thứ 3 là Laskar Jihad - một nhóm bán quân sự, từng tổ chức thánh chiến chống người Thiên Chúa giáo ở quần đảo Moluccas và miền Trung Sulawesi. Kể từ năm 2000, họ đã huấn luyện hàng nghìn người để gửi tới các khu vực xung đột tôn giáo nóng bỏng trên thế giới, lãnh đạo người theo đạo Hồi chống lại tín đồ của các tôn giáo khác.

Và sau cùng, có thể kể đến nhóm khủng bố khét tiếng Jemaah Islamiyah. Jemaah Islamiyah (JI) nghĩa là “Cộng đồng Hồi giáo”. Đây là nhóm khủng bố đã gây ra vụ đánh bom kinh hoàng khiến 202 người thiệt mạng hồi năm 2002. Ngoài ra nhóm chức này còn bị cáo buộc đã thực hiện các vụ đánh bom khác như ở khách sạn JW Marriott ở Kuningan, Jakarta năm 2003, đánh bom Đại sứ quán Australia năm 2004 tại Jakarta và là nhóm được cho là có liên hệ trực tiếp với Al-Qaeda.

JI có nguyện vọng thành lập một nước đại Hồi giáo ở Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Indonesia, Singapore và phần phía Nam đảo Mindanao của Philippines. Những năm gần đây, trong những nỗ lực truy quét của chính phủ Indonesia, dù bị suy yếu đi rất nhiều và hoạt động rất bí mật, nhưng từ khi lực lượng nhà nước Hồi giáo tự xưng trỗi dậy trở thành tổ chức khủng bố tàn bạo và được tổ chức chặt chẽ nhất, JI đã bắt đầu hoạt động mạnh trở lại với mục tiêu rõ ràng là ủng hộ IS.

Bằng chứng là trước khi hàng loạt vụ tấn công hôm 14/1 xảy ra, đã có những thông tin cho thấy các tổ chức khủng bố Hồi giáo, đặc biệt là IS đang tìm cách mở rộng mạng lưới chân rết vào các quốc gia Hồi giáo, và chúng chọn Indonesia - quốc gia Hồi giáo lớn nhất là điều đương nhiên.

Đứng trước thực trạng đó, Chính phủ đất nước vạn đảo đã thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt an ninh để đối phó và tỏ ra có hiệu quả. Hôm 31/12, cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 3 đối tượng liên quan tới tổ chức khủng bố IS.

Indonesia cũng đã triển khai hàng loạt biện pháp ngăn chặn IS và các tổ chức khủng bố khác. Trong đó có việc thắt chặt các biện pháp kiểm soát an ninh biên giới, hàng không và đường biển. Ngay trong dịp đầu năm mới, cảnh sát Indonesia đã tăng cường lực lượng, triển khai hơn 150.000 nhân viên an ninh tới các điểm vui chơi công cộng, các quảng trường, trung tâm thương mại..., nhằm đề phòng nguy cơ khủng bố.

Bởi theo dự đoán của các chuyên gia, nếu quả thật IS đứng sau vụ đánh bom hàng loạt này, thì đây mới chỉ là khởi đầu của một “thời kỳ đen tối”. Và bởi sẽ còn nhiều mục tiêu mà bọn khủng bố muốn hướng tới như khu nghỉ dưỡng nổi tiếng Bali - nơi hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch phương Tây bởi sự đẹp và tiện nghi, hay khu vực Sumatra - hòn đảo lớn nhất Indonesia, nơi có rất nhiều người Hồi giáo dòng Shiite sinh sống...

Như vậy, sau Trung Đông, châu Âu, Mỹ, bóng ma khủng bố đã có mặt tại Đông Nam Á. Điều này gây ra những thách thức không nhỏ cho không riêng Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines - những quốc gia có đông đảo cộng đồng người theo đạo Hồi sinh sống mà còn cả những quốc gia khác trong khu vực.

Bởi trong bối cảnh ASEAN đã trở thành một khối thống nhất sau ngày 31/12/2015, sẽ không còn nhiều rào cản hạn chế đi lại, cũng có nghĩa là khủng bố có thể đến bất cứ đâu trong nội khối mà không bị kiểm soát.

Và đều nguy hiểm nhất, đó là mục tiêu và cách thức hoạt động của JI có sự tương đồng rất lớn với nhóm khủng bố IS. Tất cả những điều đó cộng thêm việc nhiều chiến binh Hồi giáo cực đoan được đào tạo hoặc đã tham chiến ở khu vực Trung Đông trở về là điểm tựa để chiếc vòi bạch tuộc IS vươn ra các quốc gia khác.

Cảnh Nam

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.