Ai chỉ huy tàu chiến Mỹ đi vào vùng 12 hải lý thuộc Hoàng Sa?

Tàu khu trục USS Curtis Wilbur bất ngờ đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn và người chỉ huy USS Curtis Wilbur lại là một bất ngờ nữa.

Lầu Năm góc ngày 30/1 xác nhận tàu khu trục DDG-54 của Mỹ làm nhiệm vụ tuần tra Biển Đông đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Wright, tàu khu trục DDG-54 đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn nhưng không thông báo trước, phù hợp với mục đích thực hiện quyền tự do hàng hải của Washington.

Thêm một bất ngờ nữa là chỉ huy tàu khu trục DDG-54 thực hiện nhiệm vụ mang tính chỉ báo cao độ này thuộc phái nữ - sĩ quan Amy Graham - người đã được tấn thăng làm sĩ quan chỉ huy vào tháng 9/2015 tại căn cứ hải quân Mỹ đóng ở Yokosuka (Nhật Bản).

Bà Amy Graham là một trong 7 thuyền trưởng tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hạm đội 7 làm nhiệm vụ tuần tra vùng biển Tây Thái Bình Dương giữa Nhật Bản, Guam và Biển Đông, từng nhiều lần tham gia diễn tập giữa Mỹ và Nhật Bản, Hàn Quốc.

Tháng 12/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố phá bỏ toàn diện hạn chế đối với việc phụ nữ tham gia vào các quân chủng tác chiến nơi tiền tuyến. Tuy nhiên, hải quân Mỹ đã sớm không có giới hạn nào đối với phụ nữ trong việc tham gia lực lượng này. 

Tàu khu trục USS Curtis Wilbur (Ảnh Daily Mail).
Tàu khu trục USS Curtis Wilbur (Ảnh Daily Mail).

Trong số hơn hơn 300.000 sĩ quan, binh lính thuộc hải quân Mỹ hiện có hơn 50.000 người là phụ nữ. Tỉ lệ này tương đối cao so với các quân binh chủng khác.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc ngày 30/1, Hải quân Hoa Kỳ thực hiện “chiến dịch tự do hàng hải” trong phạm vi 12 hải lý của Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 31/1, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Một lần nữa, chúng tôi khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa. Là quốc gia thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (Điều 17). Việt Nam đề nghị tất cả các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế”./.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.