Chủ tịch Hội đồng EU: "Không bảo đảm" có thỏa thuận với Anh

(Baonghean.vn) - Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk vừa tỏ ra hoài nghi trước khả năng tái đàm phán về vai trò của Anh trong khối nước tại hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra trong tuần này, khai mạc ngày 18/2. Vẫn còn tồn tại những bất đồng lớn về các yêu cầu cải cách của Anh.

Chủ tịch Hội đồng EU tỏ ra hoài nghi về khả năng đạt thỏa thuận EU-Anh trong hội nghị thượng đỉnh khai mạc ngày 18/2. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Hội đồng EU tỏ ra hoài nghi về khả năng đạt thỏa thuận EU-Anh trong hội nghị thượng đỉnh khai mạc ngày 18/2. Ảnh: Reuters.

Ông Donald Tusk đêm 17/2 cho biết có thể “không bảo đảm” về việc đạt thỏa thuận giữ Anh ở lại trong Liên minh châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong 2 ngày tại Brussels.

Ông Tusk đưa ra lưu ý thận trọng sau các đàm phán riêng với Thủ tướng Anh David Cameron, những cuộc trao đổi này sẽ tiếp tục vào hôm nay (18/2).

Chỉ ít giờ đồng hồ trước khi khai mạc hội nghị tại Brussels, ông Tusk nói: “Sau nhiều tham vấn trong vài giờ qua, tôi phải nói thật là - vẫn không có sự bảo đảm nào rằng chúng tôi sẽ đạt được thỏa thuận”.

Ông cũng viết trong thư mời chính thử gửi tới 28 nhà lãnh đạo EU: “Chúng ta bất đồng về vài vấn đề chính trị và tôi hoàn toàn nhận thức được rằng sẽ rất khó để vượt qua chúng. Vì thế tôi hối thúc các bên duy trì tính xây dựng”.

Tuyên bố từ nhà lãnh đạo nước Anh tỏ ra lạc quan hơn khi cho rằng “họ thống nhất rằng đã đạt tiến triển tốt trong cả 4 khía cạnh tái đàm phán, và các văn bản dự thảo là cơ sở để đạt thỏa thuận tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu, tùy vào giải pháp thỏa đáng đối với từng vấn đề riêng rẽ”.

Ông Cameron đang tìm cách định hình lại vị thế của Anh trong EU trước cuộc trưng cầu “đi hay ở” dự kiến diễn ra cuối năm tới.

4 yêu cầu chủ yếu của ông bao gồm hạn chế về phúc lợi, biện pháp bảo đảm cho phép Anh duy trì đồng tiền riêng, quyền lựa chọn trước những kế hoạch hội nhập nội khối sâu rộng hơn trong tương lai và tăng tính cạnh tranh giữa các nền kinh tế.

Các đàm phán giữa ông Tusk và ông Cameron sẽ tiếp tục diễn ra từ hôm nay.
Các đàm phán giữa ông Tusk và ông Cameron sẽ tiếp tục diễn ra từ hôm nay. Ảnh: Getty Images.

Ủng hộ từ bà Merkel

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ thái độ ngầm ủng hộ đối với ông Cameron trước thềm hội nghị: “Cũng như ông Cameron, tôi tin rằng EU cần cải thiện tính cạnh tranh, minh bạch và giảm thiểu tính quan liêu. Nhiều năm qua Đức có chung những quan ngại này”.

Trong trường hợp khó xảy ra là đạt thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh, ông Cameron vẫn đối mặt với trận chiến khó khăn ở quê nhà nước Anh, đó là phải thuyết phục phe hoài nghi rằng việc ở lại EU là điều tốt cho Anh trong bối cảnh quan ngại đang gia tăng về vấn đề nhập cư và dòng người từ các nước khác trong khối tới gia nhập lực lượng lao động của Anh.

Thu Giang

(Theo AFP, AP)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.