Cuba chào đón chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ

Rất nhiều người dân Cuba tỏ ra háo hức và lạc quan về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ.

Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới thủ đô La Habana bắt đầu chuyến thăm lịch sử 3 ngày (từ 20-22/3) tới Cuba. Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ diễn ra trong điều kiện an ninh được thắt chặt và sự chào đón nồng nhiệt của nhiều người dân Cuba. Ông Obama là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới đảo quốc Caribbea này sau gần 90 năm.

Chủ tịch Cuba  
Chủ tịch Cuba  Raul Castro bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama tại cuộc họp của Hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 29/9/2015. Ảnh: AFP

Rất nhiều người dân Cuba tỏ ra háo hức và lạc quan về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ. Họ tin rằng đây sẽ tiếp là một dấu mốc mới trong quan hệ, từ đó giúp chấm dứt hoàn toàn tình trạng thù địch trong nhiều thập qua giữa hai quốc gia láng giềng này:

“Đây là một ngày lịch sử trong tiến trình bình thường hóa mối quan hệ. Điều này sẽ mang lại những tín hiệu tốt. Dù nhiệm kỳ của ông Obama sắp hết song chúng tôi hi vọng vị Tổng thống kế tiếp của nước Mỹ cũng sẽ có thiện chí và suy nghĩ tích cực trong mối quan hệ với Cuba như Tổng thống Obama”.

“Tôi nghĩ rằng chuyến thăm này rất quan trọng. Bởi vì đã  gần 90 năm nay mới có một Tổng thống đương nhiệm đến thăm Cuba. Hy vọng sẽ có những thay đổi tích cực trong quan hệ hai nước sau chuyến thăm này. Những tiến bộ đó có thể về kinh tế, du lịch và giao thương hai nước”.

Dễ nhận thấy, chuyến thăm của Tổng thống Obama được người dân Cuba chào đón bởi kể từ sau tuyên bố lịch sử hồi tháng 12/2014 với Chủ tịch Raúl Castro về tái lập mối quan hệ, Tổng thống Obama đã thực hiện những bước đi tích cực, phá vỡ các trở ngại để tiến tới bình thường hóa hoàn toàn mối quan hệ. Hai nước đã mở cửa lại sứ quán, Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm du lịch, nới lỏng các lệnh cấm về tài chính đối với Cuba, tăng cường hợp tác song phương về viễn thông, du lịch, văn hóa.

Giới quan sát nhận định, chuyến thăm Cuba của Tổng thống Mỹ chưa phải là dấu hiệu của sự bình thường hóa toàn diện. Bởi vì lệnh phong tỏa kinh tế hà khắc của Mỹ đối với Cuba trong 54 năm qua vẫn có hiệu lực và chưa được Hạ viện Mỹ bỏ phiếu đồng ý. Ngoài ra, vấn đề về căn cứ hải quân của Mỹ tại Vịnh Guantanamo còn là một rào cản lớn.

Theo kế hoạch, Tổng thống Obama sẽ gặp Chủ tịch Cuba Raúl Castro trong ngày hôm nay (21/3), dự một cuộc đấu bóng và gặp đại diện người dân Cuba.

Ngày mai (22/3) ông sẽ có bài phát biểu tại nhà hát quốc gia Cuba. Giới doanh nghiệp Mỹ hi vọng trong chuyến thăm này hai bên sẽ ký kết được những hợp đồng hợp tác đầu tư quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và viễn thông./.

Theo VOV

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.