Không dự Hội nghị hạt nhân tại Mỹ, Nga toan tính gì?

(Baonghean) - Trong 2 ngày 31/3 và 1/4, Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân lần thứ 4 diễn ra tại thủ đô Washington, Mỹ. Việc Nga - cường quốc hạt nhân hàng đầu, vắng mặt tại sự kiện quan trọng này dĩ nhiên khiến dư luận xôn xao. Phía Mỹ tuyên bố, Nga đã tự cô lập và tự đánh mất cơ hội. Liệu sự việc có đơn giản như vậy?

Tổng thống Nga Vladimia Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) vẫn là những ứng cử viên hàng đầu trong cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân. Ảnh: Getty Images.
Tổng thống Nga Vladimia Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) vẫn là những ứng cử viên hàng đầu trong cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân. Ảnh: Getty Images.

Không bằng mặt, cũng chẳng bằng lòng

Lý do không tham dự Hội nghị của phái đoàn cấp cao Nga đưa ra lần này đơn giản một cách đáng ngạc nhiên: “Không nằm trong lịch trình của Tổng thống”. Hồi tháng 1, một lý do khác được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova giải thích, là do “sự can thiệp không thể chấp nhận được” của các đơn vị tổ chức. Nhưng cụ thể can thiệp như thế nào thì phía Nga không nêu rõ!

Nhìn lại kết quả Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 3 cách đây 2 năm được tổ chức tại Hà Lan, khó có thể lý giải được quyết định của Nga khi không tham gia hội nghị lần này. Bởi khi đó, giữa những bất đồng vô cùng căng thẳng liên quan đến vấn đề Crimea, các cường quốc trong đó có Nga và Mỹ vẫn có thể gạt bỏ tất cả để đưa ra một cam kết chung về giải trừ vũ khí hạt nhân, không phổ biến hạt nhân hay tăng cường an ninh hạt nhân…

Vậy lý do thực sự khiến Nga từ chối đến Mỹ lần này là gì?

Mặc dù phía Nga phủ nhận ý kiến cho rằng quyết định này liên quan đến căng thẳng chính trị Moskva - Washington, song dư luận không dễ dàng tin. Nga chắc chắn luôn theo dõi sát sao và biết rằng Lầu Năm Góc thời gian qua liên tiếp tăng chi tiêu quân sự để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với Nga.

Mới đây, Giáo sư Stephen Cohen thuộc đại học Princeton của Mỹ nhận định, việc Mỹ tăng gấp 4 lần chi phí cho các lực lượng của nước này và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có mặt gần biên giới Nga, đang đẩy thế đối đầu Nga - Mỹ vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Thậm chí, nguy cơ này sẽ leo thang thành chiến tranh hạt nhân.

Để đáp lại, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga - Thượng tướng Sergei Karakayev hôm 19/2 cũng công khai tuyên bố Nga đã đưa vào trực chiến hơn 50 tên lửa đạn đạo liên lục địa hoàn toàn mới. Có nghĩa, nước này đã hoàn thành trang bị tên lửa đạn đạo như tuyên bố của Tổng thống Putin hồi tháng 6 năm ngoái.

 “Kẻ tám lạng - người nửa cân” trong cuộc đua hạt nhân, Tổng thống Nga Putin chắc chưa sẵn sàng vui vẻ đến dự một sự kiện hạt nhân do Mỹ đăng cai, kể cả khi quan hệ Nga - Mỹ gần đây cải thiện đáng kể.

Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 3 tổ chức tại Hà Lan năm 2014 đạt được sự đồng thuận của tất cả các quốc gia, nhưng điều này có lặp lại tại Mỹ năm 2016 hay không lại là câu hỏi chưa có lời đáp. Ảnh: Nuclear Security Summit 2016.
Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 3 tổ chức tại Hà Lan năm 2014 đạt được sự đồng thuận của tất cả các quốc gia, nhưng điều này có lặp lại tại Mỹ năm 2016 hay không lại là câu hỏi chưa có lời đáp. Ảnh: Nuclear Security Summit 2016.

Tự cô lập hay chiến thắng ngạo nghễ?

Với Nga, việc không tham dự hội nghị không phải là “tự cô lập” mà thể hiện cái thế của người chiến thắng. Theo giới quan sát, sự có mặt hay vắng mặt của phái đoàn Moskva đều có ý nghĩa quan trọng bởi Nga là một trong những cường quốc sở hữu kho vũ khí hạt nhân hàng đầu thế giới.

Thậm chí có ý kiến cho rằng, việc Nga vắng mặt sẽ làm phương hại đến sáng kiến do Tổng thống Mỹ Barack Obama khởi xướng nhằm ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và nguyên liệu phóng xạ. Bởi các quốc gia có thể sẽ hoài nghi về ý tưởng của Mỹ và phản đối tăng cường giám sát quốc tế đối với các cơ sở hạt nhân của mình. Như vậy, Nga không cần “động thủ” cũng có thể đẩy Mỹ vào “thế bí”.

Khả năng cuối cùng, Nga không đến Mỹ lần này để tránh rơi vào thế khó xử. Bởi theo kế hoạch, một trong những nội dung thảo luận chính tại hội nghị sẽ là các vụ thử hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên cũng như tham vọng vũ khí hạt nhân của nước này.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un (trái) và Tổng thống Nga Vladimia Putin (phải) Ảnh: AP.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un (trái) và Tổng thống Nga Vladimia Putin (phải) Ảnh: AP.

Từ trước tới nay, Nga vẫn luôn duy trì thế trung lập trong vấn đề Triều Tiên, xuất phát từ rất nhiều lợi ích của nước này tại khu vực Đông Bắc Á. Moskva luôn chủ trương tạo mối quan hệ tốt không chỉ với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đông Nam Á mà cả với Triều Tiên, nhằm thực hiện mục tiêu đa phương hóa xuất khẩu. Bằng chứng là với Nghị quyết trừng phạt Triều Tiên mới đây của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, phản ứng của Nga chỉ dừng lại ở “yêu cầu nghiên cứu thêm”.

Đồng thời, Nga không muốn tăng cường hiện diện quân sự như Mỹ bởi ngân sách quốc phòng không cho phép. Bởi vậy, giữ mối quan hệ tốt, tránh động chạm với cả Trung Quốc, Mỹ và Triều Tiên là chiến thuật mà Nga đang áp dụng. Như vậy, Nga vẫn có thể giữ được vị thế thuận lợi hơn Mỹ và các quốc gia khác trong việc tiếp xúc với Triều Tiên và tránh mặt trong một sự kiện “mổ xẻ” Triều Tiên tại Mỹ là một nước cờ khôn khéo.

Với những lý do như vậy, Tổng thống Putin có lẽ sẽ hoàn toàn yên tâm từ chối tham gia hội nghị hạt nhân tổ chức tại Mỹ lần này. Tuy nhiên, Nga cũng không quên tuyên bố rằng sẽ không vắng mặt tại một Hội nghị hạt nhân do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tổ chức, nếu sự kiện này diễn ra.

Phương Hoa

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.