Nga rút quân khỏi Syria: Tầm nhìn chiến lược

(Baonghean) - Tng thng Nga Vladimir Putin ngày 14/3 đã ra lnh cho BQuc phòng nước này bt đầu rút các lc lượng khi Syria ngay tngày 15/3. Tuy nhiên, Nga svn duy trì shin din quân sti cng Tartous và căn cKhmeymim. Động thái này khiến dư lun quc tế có phn bt ngsong cho thy tm nhìn chiến lược ca Nga trên bàn cTrung Đông.

Tổng thống Nga Putin (giữa) trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu (phải) và Ngoại
Tổng thống Nga Putin (giữa) trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu (phải) và Ngoại

Nhim vụ đã hoàn thành

Tháng 9 năm 2015, theo lời đề nghị của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, Nga tiến hành can thiệp quân sự vào Syria. Khi đó, cục diện tại Syria đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho lực lượng quân chính phủ.

Tuy nhiên, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, với sự hỗ trợ của không quân Nga, các lực lượng Syria hiện giải phóng được 400 khu vực dân cư đông đúc cùng hơn 10.000 km2 lãnh thổ. Do đó, có thể Nga nhận định, chính quyền al-Assad đã được củng cố và mục tiêu chính trị quan trọng đã hoàn thành.

Một cuộc không kích của Nga vào căn cứ quân khủng bố ở Syria - Ảnh: AFP
Một cuộc không kích của Nga vào căn cứ quân khủng bố ở Syria - Ảnh: AFP

Ngoài ra, với việc can thiệp quân sự làm thay đổi cục diện chiến trường Syria, Nga đã chứng tỏ được vị thế cũng như phô trương sức mạnh của mình trước thế giới.

Tổng thống Mỹ Barack Obama phải thay đổi quan điểm về tiềm lực quân sự của Nga. Hồi tháng 2 vừa qua ông Obama đã đưa ra nhận định rằng, “quân đội Nga mạnh thứ 2 thế giới”.

Tiến - thoái đúng lúc để tránh sa ly

Theo ước tính, chi phí cho chiến dịch can thiệp quân sự ở Syria của Nga lên tới 4 triệu USD/ngày. Trong khi đó, nền kinh tế Nga đang gặp rất nhiều khó khăn do các lệnh bao vây cấm vận của phương Tây và việc giá dầu lao dốc.

Với việc chi phí cho cuộc chiến ở Syria đặt ra một gánh nặng không nhỏ cho ngân sách nước Nga thì động thái rút quân khi mục tiêu đã đạt được là hoàn toàn hợp lý, thậm chí là bắt buộc.

Về lâu dài, với sự can thiệp quân sự của Mỹ và phương Tây ở Syria trong vai trò chống tổ chức khủng bố (IS) tự xưng, Nga chắc chắn không thể dễ dàng giúp chính quyền Assad giành được trọn vẹn lãnh thổ Syria.

Binh sĩ Nga ở căn cứ không quân Latakia. Ảnh: RT
Binh sĩ Nga ở căn cứ không quân Latakia. Ảnh: RT

Về mặt đối nội, năm 2014, với việc sáp nhập bán đảo Crimea, uy tín của ông Putin tăng cao trong lòng dân chúng trong nước, bất chấp những lệnh cấm vận của phương Tây khiến kinh tế Nga lao đao.

Song hiện nay, người dân Nga đang phải đối mặt với nỗi lo cơm áo gạo tiền trong bối cảnh kinh tế không có dấu hiệu chuyển biến tích cực đáng kể.

Chắc hẳn, họ không mong đất nước tiếp tục đổ tiền vào một cuộc chiến ngoài biên giới, bởi Syria khác với Crimea - không ràng buộc với Nga bằng những lợi ích trực tiếp ở tầm nhận thức, ảnh hưởng của người dân.

Bởi vậy, khi tuyên bố hoàn thành mục tiêu ở Syria và rút quân về, có thể Tổng thống Putin sẽ củng cố được sự ủng hộ của dân chúng trong nước.

Tm nhìn chiến lược

Trên thực tế, mặc dù tuyên bố rút quân nhưng Nga vẫn duy trì sự hiện diện quân sự hạn chế tại Syria. Vì thế có thể nói rằng, Nga rút quân là một toan tính chiến lược chứ không hẳn là đã “buông” Syria.

Nga hoàn toàn có thể trở lại nếu phương Tây và lực lượng đối lập vi phạm lệnh ngừng bắn, đe doạ đến chính quyền của đồng minh al-Assad. Với động thái lui quân, Nga lại đồng thời đạt được 3 bước tiến đáng kể:

Thứ nhất, Nga chứng tỏ với thế giới rằng mình có thiện chí thúc đẩy tiến trình hòa đàm ở Syria sau khi đã là một bên đồng bảo trợ cho lệnh ngừng bắn.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov  và đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura công bố kết quả của cuộc đàm phán hòa bình tại Munich. (Ảnh: Matthias Schrader / AP)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura công bố kết quả của cuộc đàm phán hòa bình tại Munich. Ảnh: AP 

Thứ hai, với việc rút quân trong thời điểm này, Nga đã đẩy Mỹ vào thế khó. Bởi Mỹ cũng là một bên bảo trợ cho lệnh ngừng bắn ở Syria nên sẽ không có lý do chính đáng để tiếp tục hỗ trợ cho phe nổi dậy đẩy mạnh tấn công vào chính quyền al-Assad. Nga cũng ngẫu nhiên khiến Mỹ và liên minh của mình đang trở nên “lạc lõng” với nhiệm vụ chống IS ở Syria.

Cuối cùng, động thái rút quân này của Nga sẽ có thể thúc đẩy các vòng đàm phán tại Geneva do Liên Hợp Quốc bảo trợ để chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria, cũng như thỏa thuận chấm dứt hành động thù địch đang được thi hành ở quốc gia này.

Rõ ràng, việc Nga bất ngờ tuyên bố rút phần lớn khí tài quân sự và lực lượng chiến đấu khỏi Syria là bước đi mang tầm chiến lược.

Các nhà phân tích nhận định hành động rút quân này của Nga được thực hiện “trên thế thắng” và với mục đích lùi một bước - tiến nhiều bước, bởi Nga không những đã hoàn thành việc giúp đỡ đồng minh mà còn củng cố được vị thế, nâng cao tiếng nói của mình trên bàn cờ khu vực Trung Đông./.

Cao Bin

tin mới

Nga tốc lực muốn giành quyền kiểm soát ở mặt trận Donbass

Nga tốc lực muốn giành quyền kiểm soát ở mặt trận Donbass

(Baonghean.vn) - Những ngày qua giao tranh diễn ra khốc liệt ở thành phố Avdeevka, nằm ở miền Đông Ukraine, cụ thể là vùng Donbass. Lực lượng Vũ trang Ukraine đang rơi vào "chảo lửa". Cũng như Bakhmut, Avdeevka đóng vai trò rất lớn trong sự thành bại của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

Lịch sử 75 năm đầy thương đau của Gaza

Lịch sử 75 năm đầy thương đau của Gaza

(Baonghean.vn) - Gaza là dải đất ven biển nằm trên tuyến đường thương mại và hàng hải cổ xưa dọc theo bờ Địa Trung Hải. Trong thế kỷ qua, Gaza được chuyển từ quyền cai trị quân sự của Anh, tới Ai Cập rồi Israel, hiện là khu vực có hàng rào bao quanh, nơi sinh sống của 2 triệu người Palestine.

Cuộc tấn công bất ngờ của Hamas đả kích niềm kiêu hãnh về trí tuệ nhân tạo của Israel

Cuộc tấn công bất ngờ của Hamas đả kích niềm kiêu hãnh về trí tuệ nhân tạo của Israel

(Baonghean.vn) -Ngày 27/9, chỉ 1 tuần trước khi Hamas tiến hành cuộc tấn công bất ngờ lớn nhất nhằm vào Israel kể từ năm 1973, các quan chức Israel đã đưa Chủ tịch Ủy ban Quân sự của NATO tới khu vực biên giới Gaza để giới thiệu việc họ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và giám sát công nghệ cao.

Những tuyên bố ấn tượng của Tổng thống Putin về trật tự thế giới mới và chiến dịch quân sự

Những tuyên bố ấn tượng của Tổng thống Putin về trật tự thế giới mới và chiến dịch quân sự

(Baonghean.vn) - Câu lạc bộ Thảo luận quốc tế Valdai diễn ra tại Sochi từ ngày 2 -5/10 với chủ đề “Đa cực công bằng: làm thế nào để đảm bảo an ninh và phát triển cho tất cả mọi người”. Một trong những điểm nhấn quan trọng là bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin.

Vượt qua hoài nghi, Thượng đỉnh G20 đạt đồng thuận cao

Vượt qua hoài nghi, Thượng đỉnh G20 đạt đồng thuận cao

(Baonghean.vn)- Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại New Delhi, Ấn Độ vừa kết thúc ngày 10/9, sau 2 ngày làm việc. Trái ngược với những hoài nghi trước đó, ngay cuối ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã ra được Tuyên bố chung - một thành công ngoài mong đợi với chính chủ nhà Ấn Độ.

Nga tạo 'vũ khí kinh tế' chống lại phương Tây

Nga tạo 'vũ khí kinh tế' chống lại phương Tây

(Baonghean.vn) - Liên minh Kinh tế Á-Âu đang chuẩn bị một bước đột phá trong hợp tác công nghiệp. Nhờ đó, Nga sẽ giải quyết được vấn đề nhập khẩu; trong khi các thành viên còn lại sẽ nhận được nguồn động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.

Ron DeSantis: Ngôi sao sáng đảng Cộng hòa

Ron DeSantis: Ngôi sao sáng đảng Cộng hòa

(Baonghean.vn) - Đường đua nội bộ đảng Cộng hòa tại Mỹ để giành vị trí ứng viên Tổng thống năm 2024 đang nóng lên từng ngày với tuyên bố tranh cử của một loạt ứng viên sáng giá. Trong đó, Thống đốc bang Florida Ron DeSantis được đánh giá là ngôi sao đang lên của đảng Cộng hòa.
Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga - Ukraine: 6 tháng, 6 vấn đề

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga - Ukraine: 6 tháng, 6 vấn đề

(Baonghean.vn) - Đến ngày 24/8/2022, “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine đã tròn 6 tháng (182 ngày). Nhìn lại 6 tháng, Thiếu tướng Lê Văn Cương nêu 6 vấn đề để trao đổi: 1) Nguồn gốc của cuộc chiến Nga - Ukraine; 2) Hai giai đoạn của cuộc chiến Nga - Ukraine; 3) Bất cập và tổn thất của Nga; 4) Ai được lợi trong cuộc chiến này; 5) Vấn đề Crimea và việc sử dụng bom nguyên tử; 6) Cuộc chiến này sẽ kết thúc thế nào? Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Xứ sương mù: Khủng hoảng và thiếu hành động

Xứ sương mù: Khủng hoảng và thiếu hành động

(Baonghean.vn) -  Vương quốc Anh đang phải trải qua một mùa Hè khổ sở khi ngành y tế rơi vào khủng hoảng, lạm phát tăng cao, thiếu nước sạch và các cuộc đình công khiến nhiều tuyến tàu ngừng hoạt động. Trong khi đó, người ta lại ít thấy xuất hiện bóng dáng của chính phủ…
Căng thẳng Mỹ - Trung ảnh hưởng tới tiến triển của vấn đề khí hậu toàn cầu

Căng thẳng Mỹ - Trung ảnh hưởng tới tiến triển của vấn đề khí hậu toàn cầu

(Baonghean.vn) - Việc Trung Quốc quyết định ngừng các cuộc đàm phán song phương với Mỹ về biến đổi khí hậu đã đặt ra nhiều hoài nghi rằng, liệu thế giới có thể gom góp đủ khát vọng để kịp thời giải quyết sự nóng lên toàn cầu, tránh xảy ra những tác động tồi tệ nhất hay chăng…
Hy vọng từ thỏa thuận đột phá giữa Nga-Ukraine

Hy vọng từ thỏa thuận đột phá giữa Nga-Ukraine

(Baonghean.vn) -  Hôm 22/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết, Ukraine và Nga đã nhất trí với thỏa thuận cho phép nối lại xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine ở Biển Đen. Đây được xem là bước đột phá ngoại giao lớn nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang diễn ra.