Trung Quốc thông báo xả nước xuống hạ nguồn sông Mê Công

Để đối phó với hạn hán, Trung Quốc quyết định thông qua đập thuỷ điện Cảnh Hồng bổ sung nước cho khu vực hạ lưu sông Mê Công.

Khô hạn ở tỉnh An Giang có nguyên nhân từ nguồn nước sông Mê Kông bị “chặn” nhiều trên thượng nguồn (ảnh: Thanh Niên)
Khô hạn ở tỉnh An Giang có nguyên nhân từ nguồn nước sông Mê Kông bị “chặn” nhiều trên thượng nguồn (ảnh: Thanh Niên)

Hôm qua (15/3), Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo, Chính phủ nước này quyết định thông qua đập thuỷ điện Cảnh Hồng thuộc địa phận tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, xả nước xuống lưu vực hạ nguồn sông Mê Công. Hoạt động này được thực hiện từ ngày 15/3 đến ngày 10/4/2016. 

Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ diễn ra tại Bắc Kinh ngày 15/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết, do chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, các nước lưu vực sông Lan Thương - Mê Công đang chịu hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân.

Để đối phó với hạn hán, Chính phủ Trung Quốc quyết định từ ngày 15/3 đến ngày 10/4 thông qua đập thuỷ điện Cảnh Hồng bổ sung nước cho khu vực hạ lưu sông Mê Công.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng, Trung Quốc mong muốn cùng 5 nước ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam xây dựng cơ chế hợp tác Lan Thương – Mê Công, trong đó khai thác hiệu quả nguồn nước là một trong những nội dung hợp tác quan trọng.

“Trung Quốc mong muốn trong khuôn khổ cơ chế hợp tác Lan Thương – Mê Công cùng các nước liên quan tăng cường trao đổi phối hợp về quản lý nguồn nước và ứng phó với thiên tai, tăng cường hợp tác thực chất. Hy vọng việc làm này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân các nước ven dòng sông Lan Thương – Mê Công”, ông Lục Khảng nói.

Sông Mê Công đoạn đi qua địa phận Trung Quốc được gọi là Lan Thương, trên đó Trung Quốc xây dựng nhiều đập thuỷ điện lớn, thường xuyên tác động ảnh hưởng đến dòng chảy và lưu lượng nước khu vực hạ nguồn dòng sông.

Trung Quốc và 5 nước hạ nguồn sông Mê Công đã thiết lập nhiều cơ chế hợp tác nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước cũng như phát triển kinh tế khu vực sông Mê Công, như cơ chế Uỷ hội sông Mê Công, Hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, và mới đây nhất là cơ chế hợp tác Mê Công – Lan Thương.

Hội nghị cấp cao hợp tác Mê Công – Lan Thương lần thứ nhất sẽ diễn ra tại Hải Nam, Trung Quốc vào cuối tháng 3 tới với sự tham dự của Thủ tướng Trung Quốc và lãnh đạo cấp cao 5 nước ASEAN./.

Theo VOV

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.