Công dân Ai Cập bị sát hại dã man tại Libya

(Baonghean.vn) - It nhất 12 người di cư bất hợp pháp từ Ai Cập đã bị sát hại trong các cuộc đụng độ với các băng nhóm buôn người tại nước láng giềng Libya, Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết hôm 27/4.

Cảng Saloum tại biên giới Ai Cập – Libya. Ảnh: Reuters.
Cảng Saloum tại biên giới Ai Cập – Libya. Ảnh: Reuters.

Theo tuyên bố của bộ trên, sự việc xảy ra ở thị trấn Bani Walid, một điểm trung chuyển người di cư từ phía Bắc tới thủ đô Tripoli của Libya.

Đại sứ quán Ai Cập địa bàn Libya, nhưng hiện hoạt động tại Ai Cập do tình hình an ninh bất ổn ở Libya, đã liên hệ với nhà chức trách tại Bani Walid và Hội đồng Tổng thống tại Tripoli để xác định danh tính các nạn nhân thiệt mạng và đưa thi thể họ về nước.

Ông Zeid cũng nhắc lại cảnh báo về "sự nguy hiểm của việc xâm nhập bất hợp vào Libya và dính líu vào các hoạt động có thể đe dọa tính mạng của công dân Ai Cập". 
Trong khi đó, Phái bộ Hỗ trợ Liên hợp quốc tại Libya thông báo số người thiệt mạng trong các vụ đụng độ xảy ra trong ngày 23 và 24/4 gồm 12 công dân Ai Cập và 3 công dân Libya, song không nêu rõ chi tiết.

Trong một tuyên bố, Đặc phái viên của Liên hợp quốc về Libya, ông Martin Kobler lên án vụ sát hại dã man trên và kêu gọi nhà chức trách điều tra cũng như ngăn chặn những vụ việc tương tự.
Chính quyền Cairo đã cảnh báo người dân về việc qua lại biên giới Libya, nhưng nước láng giềng Arập này vẫn là điểm đến lý tưởng đối với hàng nghìn người lao động Ai Cập, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực xây dựng, do tình trạng kinh tế trong nước khó khăn.

IS hành quyết 20 con tin người Ai Cập theo đạo Thiên chúa gần thành phố Sirte, miền Bắc Libya tháng 2/2015. Ảnh: Reuters.
IS hành quyết 20 con tin người Ai Cập theo đạo Thiên chúa gần thành phố Sirte, miền Bắc Libya tháng 2/2015. Ảnh: Reuters.

Giữa tháng 1, 20 công dân Ai Cập bị phiến quân Libya bắt giữ, nhưng sau đó đã được trả tự do. Trước đó, vào tháng 2/2015, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đăng tải một đoạn video ghi hình hành quyết 20 con tin người Ai Cập theo đạo Thiên chúa gần thành phố Sirte, miền Bắc Libya.
Libya từ lâu đã trở thành điểm trung chuyển của dòng người di cư muốn tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn ở châu Âu, khi Italy chỉ cách bờ biển Địa Trung Hải của Libya khoảng 300 km. Các đối tượng buôn người lợi dụng bất ổn tại Libya sau chính biến lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Mummar Gaddhafi để gia tăng hoạt động đưa người di cư trái phép. Ước tính 350.000 người đã lên thuyền vượt biển từ Libya tới Italy kể từ năm 2014./.

Lan Hạ

(Theo Ahram)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.