Tàu ngầm phát xít Đức đắm vì một chiếc toilet

Chỉ vì bất cẩn khi đi vệ sinh, thuyền trưởng Đức đã khiến chiếc tàu ngầm hiện đại chìm ngay trong chuyến tuần tra tác chiến đầu tiên.

Chiếc tàu ngầm U-1206 của phát xít Đức. Ảnh: WarIsboring
Chiếc tàu ngầm U-1206 của phát xít Đức. Ảnh: WarIsboring

Trong Thế chiến 2, tàu ngầm U-boat của phát xít Đức được mệnh danh là "thợ săn ngầm" đáng sợ dưới lòng đại dương. Tuy nhiên, U-1206, một chiếc tàu ngầm thuộc loại này, lại bị chìm ngay khi thực hiện chuyến tuần tra chiến đấu đầu tiên của mình, bởi một tai nạn hi hữu do thuyền trưởng gây ra khi sử dụng toilet công nghệ cao không đúng cách, theoWarIsboring.

Trong nhiều năm, các kỹ sư Đức đã mải mê theo đuổi việc phát triển những công nghệ mới trên tàu ngầm, kể cả những thứ nhỏ nhất như hệ thống toilet. Trong khi tàu ngầm của quân Đồng minh được thiết kế để dẫn chất thải vào bể tự hoại trên tàu, các kỹ sư Đức lại tìm cách tiết kiệm không gian và trọng tải quý giá trên tàu ngầm U-boat bằng cách xả thải trực tiếp vào lòng biển.

Để giải quyết vấn đề trào ngược chất thải do áp suất quá cao trong lòng biển, các kỹ sư hàng đầu của Đức đã chế tạo loại "toilet sức nén cao hoạt động dưới biển sâu" hiện đại, giúp tống chất thải của thủy thủ đoàn trực tiếp ra biển.

Do hệ thống này quá hiện đại nên cơ chế vận hành toilet cũng rất phức tạp. Chất thải sẽ đi qua một loạt các buồng chứa có van khí điều áp, sau đó bắn thẳng ra ngoài nhờ dòng khí nén, giống như phóng một quả ngư lôi ở đuôi tàu.

Mỗi tàu ngầm đều có một chuyên gia được huấn luyện về quy trình sử dụng toilet đúng cách, tức là phải tuân thủ đúng trình tự đóng mở các van nhằm đảm bảo hệ thống xả thải đúng hướng.

Ngày 14/4/1945, thuyền trưởng 27 tuổi Karl-Adolf Schlitt chỉ huy thủy thủ đoàn tàu ngầm U-1206 trải qua 8 ngày tuần tra tác chiến đầu tiên của con tàu. Tàu U-1206 khi đó đang hành trình ở độ sâu hơn 60 m dưới đáy Biển Bắc thì thuyền trưởng quyết định đi vệ sinh.

Tuy nhiên, Schlitt không được huấn luyện bài bản cách sử dụng toilet, vì thế anh ta gọi một kỹ sư để giúp đỡ, nhưng kỹ sư này lại vặn nhầm van và vô tình khiến dòng chất thải và nước biển tràn ngược vào trong tàu ngầm.

Tàu ngầm U-1206 trước khi thực hiện chuyến tuần tra định mệnh. Ảnh: The Scotsman
Tàu ngầm U-1206 trước khi thực hiện chuyến tuần tra định mệnh. Ảnh: The Scotsman

Tình hình nhanh chóng trở nên tồi tệ. Nước biển và chất thải ngập buồng vệ sinh và tràn vào các cục pin nằm ngay dưới phòng tắm bên trong con tàu khổng lồ, gây phản ứng hóa học và sinh ra khí độc Clo.

Khi khí độc tràn ngập trong tàu ngầm, Schlitt cuống cuồng ra lệnh cho tàu nổi lên mặt nước để lấy dưỡng khí. Thủy thủ trên tàu cho nổ các bể dằn và phóng cả ngư lôi nhằm tăng tốc độ nổi lên của con tàu đang bị nước biển tràn vào.

Tuy nhiên, vận đen vẫn đeo bám thủy thủ đoàn khi con tàu nổi lên mặt nước, ngay sát bờ biển Scotland. "Khi vừa nổi lên mặt biển thì các máy bay chiến đấu và tuần tra của Anh phát hiện ra chúng tôi", Schlitt viết. Máy bay của Anh lập tức xả đạn vào chiếc tàu ngầm.

Bị trúng đạn, chiếc tàu ngầm U-1206 mất khả năng lặn xuống, Schlitt chỉ có lựa chọn duy nhất là đánh đắm chiếc tàu sau khi ra lệnh cho thủy thủ đoàn di tản lên xuồng cao su.

"Thủy thủ đoàn tiếp cận được bờ biển Scotland. Trong nỗ lực leo lên vách đá dốc đứng khi biển động mạnh, ba thủy thủ chết thảm do rơi xuống biển, số còn lại bị một thuyền buồm của Anh bắt giữ", Schlitt kể lại.

Xác tàu U-1206 dưới đáy biển Bắc. Ảnh: Netorama
Xác tàu U-1206 dưới đáy biển Bắc. Ảnh: Netorama

Schlitt sống sót sau chiến tranh và qua đời năm 2009. Thủ tướng Anh Wilston Churchill sau này thừa nhận rằng, điều khiến ông sợ hãi nhất trong chiến tranh là những chiếc tàu ngầm U-boat nguy hiểm của Đức.

Tuy nhiên, sau mùa hè 1943, quân Đồng minh có thể đánh chìm các tàu ngầm U-boat của Đức nhanh hơn những gì người Đức chế tạo để thay thế. 75% hạm đội U-boat của Đức bị đánh chìm, khiến 30.000 trong tổng số 40.000 thủy thủ chết cùng con tàu.

Bởi vậy, các sử gia cho rằng dù U-1206 là tàu chiến duy nhất trong lịch sử chiến tranh bị loại khỏi vòng chiến chỉ vì chiếc toilet, rất có thể sự cố hi hữu này đã cứu mạng các thành viên trên tàu. Ngày nay, tàu ngầm U-1206 vẫn nằm lại dưới đáy Biển Bắc.

Theo VNE

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.