Vì sao có hiện tượng thủy triều đỏ đáng sợ?

(Baonghean.vn) - Nước biển bỗng đỏ rực, sau chuyển sang xanh thẫm, rồi đen ngòm như nước cống. Cua, cá chết la liệt, san hô chết bạc trắng; rong biển, cỏ biển cũng chết.

Thủy triều đỏ hay còn gọi là tảo nở hoa là cách gọi để chỉ hiện tượng bùng nổ về số lượng của tảo biển. Sự "nở hoa" của tảo có khi làm nước biển màu đỏ, có khi màu xanh, màu xám hoặc như màu cám gạo...

Hiện tượng "nở hoa" thường đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng ô-xy trong nước, và đó chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên và nuôi trồng.

 

Hiện tượng thủy triều đỏ là một dạng tảo nở hoa gây hại cho môi trường bởi chính độc tố của tảo, bởi hoạt động phân hủy của vi khuẩn trên sinh khối tảo sau đó làm cạn kiệt O2 tại chỗ.

Những hiện tượng bùng phát mật độ tảo gây hại cho môi trường được gọi chung là HAB.

Những hiện tượng nở hoa của tảo tại thủy vực nói chung (hồ, sông suối, biển ...) do nhiều loại khác nhau.

Chỉ khi nào mật độ cực cao (hàng triệu cells/ml) mới làm thay đổi màu sắc nước do sắc tố của loài ưu thế gây ra (từ xanh lục sang vàng nâu đến đỏ ...).

Riêng hiện tượng thủy triều đỏ là hiện tượng thường xảy ra hàng năm tại Mỹ, nhất là ở bờ biển Florida (vịnh Mexico) do loài tảo Karenia brevis thuộc nhóm Dinoflagellate với mật độ lên tới hàng chục triệu cells/ml .

Phía Tây Bắc nước Mỹ, đặc biệt là ở vịnh Maine, thủy triều đỏ ở đây lại do 1 loài Dinoflagellate khác (loài Alexandrian fundyense ).

Thủy triều đỏ gây hại nghiêm trọng cho môi trường vì tảo tiết độc chất tác động hệ thần kinh (nhóm neurotoxin). Loài Karenia brevis ở Florida tiết ra brevetoxin, loài Alẽandria fundyense tiết saxitoxin.

 

Nguyên nhân gây bùng phát sinh khối tảo thì chủ yếu là do phú dưỡng hóa môi trường, vì yếu tố dinh dưỡng chính của tảo là Nitrate & Phosphate.

Đây là những chất có nhiều trong nước thải sinh hoạt và công nông nghiệp của con người, phân bón, bột giặt ...

Thủy triều đỏ làm chết cả bãi nuôi trồng ngao.
Thủy triều đỏ làm chết cả bãi nuôi trồng ngao ở Cát Bà (Hải Phòng) năm 2012.

Nước biển bỗng đỏ rực, sau chuyển sang xanh thẫm, rồi đen ngòm như nước cống. Cua, cá chết la liệt, san hô chết bạc trắng; rong biển, cỏ biển cũng chết. Hầu hết sinh vật biển bị tiêu diệt. Những ngày sau đó mùi hôi thối bốc lên….

Hiện tượng này vô cùng bất ngờ, khó có thể dự đoán được và nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đối với con người và hoạt động nuôi trồng thủy hải sản./.

Hà Chi

( Tổng hợp) 

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.