Al-Qaeda tái trỗi dậy tại Syria: Trong tầm dự báo?

(Baonghean.vn) - Phạm vi hạn chế của những nỗ lực chống khủng bố mà Mỹ đưa ra khiến sự trỗi dậy của al-Qaeda trở thành điều có thể dự báo trước ở những địa danh như Syria, nơi nhóm này có quan hệ chặt chẽ với các phe phái nổi loạn được Mỹ hậu thuẫn, và khiến tiến trình hòa bình thêm phần phức tạp. Đây là thông tin do tờ Sputnik đưa ra, dẫn lời các chuyên gia phân tích, bình luận.

Thành viên Mặt trận al-Nursa, chi nhánh của al-Qaeda. Ảnh: Reuters.
Thành viên Mặt trận al-Nursa, chi nhánh của al-Qaeda. Ảnh: Reuters.

Hôm 15/5, tờ New York Times dẫn lời giới chức tình báo Mỹ và châu Âu cho biết al-Qaeda đã tái bố trí một số lượng chiến binh kỳ cựu từ Pakistan sang Syria để tạo lập một cơ quan đầu não thay thế.

Phó Chủ tịch Quỹ Di sản (Heritage Foundation) phụ trách nghiên cứu chính sách đối ngoại và quốc phòng James Carafano nói với kênh Sputnik hôm 16/5: “Việc al-Qaeda có thể nổi dậy ở những nơi như Syria sẽ không khiến ai thấy ngạc nhiên”.

Ông Carafano lưu ý al-Qaeda nhiều năm qua vốn hoạt động dai dẳng ở nhiều nơi, và động thái tiến vào Syria của băng nhóm này cũng không phải điều gì ngoài khả năng tiên lượng bởi lẽ chiến lược của Mỹ chỉ tập trung tấn công bộ máy lãnh đạo cấp cao của nhóm này.

Vị chuyên gia trên bổ sung: “Quân đội Mỹ chưa có đủ nỗ lực để tiêu diệt cơ sở hạ tầng và những mạng lưới ngầm của al-Qaeda”.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng Mỹ nên tập trung nhiều nỗ lực hơn nữa để phá vỡ sự kiểm soát lãnh thổ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq, thay vì triển khai các nguồn lực tới Syria, là nơi mà quân đội Mỹ khó đem lại tác động tích cực đáng kể.

Carafano lập luận: “Cuộc nội chiến có khả năng sẽ kéo dài một phần bởi chừng nào mà Tehran và Moskva vẫn ủng hộ chính quyền ông Assad, thì khó có khả năng đi đến sự dàn xếp qua đàm phán cho phép ứng phó hiệu quả với các mạng lưới cực đoan”.

Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Đông thuộc Đại học Oklahoma, ông Joshua Landis nói với Sputnik rằng sự bành trướng của al-Qaeda sang lãnh thổ Syria khiến quá trình chuyển tiếp chính trị tại quốc gia này càng trở nên phức tạp hơn, nhất là đối với Washington sau các mối liên hệ của các nhánh khủng bố với các băng nhóm như Ahrar al-Sham và Jaish al-Islam.

Landis lưu ý: “Mỹ đã đặt mình vào tình cảnh ngặt nghèo bởi nhiều nhóm nổi loạn mà Mỹ muốn trở thành các bên nắm giữ quyền lực nhà nước chủ chốt tại Syria bắt tay chặt chẽ với al-Qaeda tại Syria”.

Nhà nghiên cứu Benjamin Friedman thuộc Viện quốc phòng Cato cũng nhận định chiều hướng tiến vào Syria của al-Qaeda sẽ không thay đổi chính sách của Mỹ một cách đột ngột, dù điều đó có thể nhấn mạnh thêm tính cấp bách của việc tiêu diệt Mặt trận al-Nusra và IS.

Hôm 16/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết Mỹ đang thu thập thông tin về việc al-Qaeda đang thiết lập cơ quan đầu não tại Syria. Tuy nhiên, Kirby lưu ý, al-Qaeda đã và đang có sự hiện diện thực sự tại Syria thông qua chi nhánh Mặt trận al-Nusra của mình.

Phú Bình

(Theo Sputnik)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.