Cơn sốt 'phòng thủ' của NATO

Sau Ukraine và Syria, NATO mới đây lại mở mặt trận đối đầu thứ ba với Nga tại Đông Âu qua việc nối lại kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (ABM).

Dàn tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars RS-24 được Nga giới thiệu trong buổi duyệt binh ngày 9-5 vừa qua - Ảnh: Reuters
Dàn tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars RS-24 được Nga giới thiệu trong buổi duyệt binh ngày 9-5 vừa qua - Ảnh: Reuters

Những ngày qua, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dẫn đầu là Mỹ đã phát pháo mở màn trận chiến mới với Nga với việc khánh thành trạm phòng thủ tên lửa mặt đất Aegis Ashore tại căn cứ không quân Deveselu ở Romania (ngày 12-5), động thổ tiếp một cơ sở thứ hai ở Ba Lan (13-5), ra tuyên bố chung với các nước Bắc Âu buộc Nga tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế trong hoạt động quân sự (13-5)... Chừng ấy sự kiện đủ khiến Matxcơva nổi giận và đề cao cảnh giác.

Đòn gây sức ép lên Nga

Dù Mỹ luôn khẳng định hệ thống ABM ở Đông Âu không nhắm vào Nga, nhưng Tổng thống Vladimir Putin chưa một lần tin điều đó suốt bao nhiêu năm qua. Trên thực tế, những lời lẽ qua lại giữa Washington và Matxcơva về hệ thống ABM chỉ là một cuộc đấu “ngoại giao” bởi hai bên đều hiểu nhau quá rõ.

Một số hãng thông tấn phương Tây, tiêu biểu như Reuters, cũng chẳng ngại ngùng nhận định “NATO đang lên kế hoạch cho sự hiện diện lớn nhất ở Đông Âu kể từ thời chiến tranh lạnh để kiềm chế sự hung hăng của Nga”.

Tuần báo Expert của Nga trong khi đó chỉ trích gay gắt phát ngôn mới đây của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg rằng mục đích của hệ thống ABM là “bảo vệ châu Âu khỏi các nguy cơ ngày càng gia tăng liên quan đến tên lửa đạn đạo”.

Theo nhà phân tích Gevorg Mirzayan, vô số lần trước đó các quan chức Mỹ cũng phát biểu tương tự ông Stoltenberg, rằng hệ thống ABM “không 
phải đối phó Nga”.

“Vậy thì đối phó với ai? Chẳng lẽ Iran, nước vừa mới ký hợp đồng hàng tỉ USD với các công ty châu Âu và chẳng có chút mong muốn nào, chưa nói tới khả năng, tấn công Paris bằng tên lửa?” - ông Mirzayan đặt vấn đề. Người Nga tin rằng hệ thống ABM của NATO ở Đông Âu thực chất là “đối phó” với họ, nhưng không hẳn ở khía cạnh quân sự.

Về phần mình, Matxcơva tự tin rằng không có hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân nào của Mỹ có thể bảo đảm chặn được dàn tên lửa hiện đại của Nga, không phải bây giờ và cũng không phải trong tương lai gần. Thực chất, Matxcơva chỉ xem hệ thống ABM như một công cụ gây áp lực 
chính trị của Mỹ.

Cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine Steven Pifer liệt kê những nguyên nhân dẫn đến cơn sốt “phòng thủ châu Âu” của NATO như sau: quá trình tăng cường sức mạnh của quân đội Nga, vụ sáp nhập bán đảo Crimea, sự ủng hộ của Matxcơva dành cho phe ly khai Ukraine.

Khác với một số cuộc xung đột trước đây (chẳng hạn Gruzia năm 2008), Kiev cho đến nay không nhận được sự giúp đỡ đáng kể nào từ Washington và thế giằng co ở Ukraine vẫn tiếp tục duy trì dưới cái bóng lớn của điện Kremlin. Hoàn cảnh này buộc Mỹ phải trấn an các nước Đông Âu đang lo lắng bằng 
một hành động cụ thể.

Và biện pháp trấn an của Mỹ trong trường hợp này không chỉ mỗi hệ thống ABM mà còn là sự tăng cường hiện diện quân sự nói chung ở Ba Lan và các nước Baltic. Kế hoạch này dự kiến sẽ hình thành trong hội nghị của NATO tháng 7 sắp tới.

Rand Corporation - một tổ chức học giả của Mỹ - tính toán NATO cần ít nhất bảy lữ đoàn mới đối phó nổi trong trường hợp quân đội Nga muốn tràn sang châu Âu. “Bảy lữ đoàn” thì chắc chắn NATO hiện nay không có nhưng nếu xét từ góc độ này thì sự hiện diện mới của NATO ở Đông Âu chủ yếu mang tính biểu tượng nhằm gây ảnh hưởng chính trị lên các quốc gia khu vực này.

Một lần phóng tên lửa phòng thủ Aegis - Ảnh: US Defense
Một lần phóng tên lửa phòng thủ Aegis - Ảnh: US Defense

Châu Âu sợ làm “ruồi muỗi”

Dù Mỹ khẳng định họ không triển khai tên lửa Tomahawk tại căn cứ Romania, các quan chức Nga cho rằng cơ sở phòng thủ này vi phạm Hiệp ước cấm phổ biến tên lửa hạt nhân tầm trung ký kết năm 1987.

Việc tái triển khai tên lửa đủ sức mang đầu đạn hạt nhân ở châu Âu - theo Nga - là đang kéo ngược đồng hồ về thời điểm đối đầu đầy căng thẳng của thập niên 1980. “Chúng tôi buộc phải công khai điều này, không rào đón ngoại giao gì cả: quý vị đang vi phạm hiệp ước 1987” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chỉ trích.

Viết trên tờ Lenta.ru, nhà bình luận Konstantin Bogdanov còn cho rằng các cơ sở ABM ở Đông Âu có thể đẩy nhanh nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân nếu nổ ra khủng hoảng. Các cơ sở này sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên bị tấn công trong các đợt oanh kích phủ đầu.

“Các quốc gia chứa chấp tên lửa Mỹ như Romania có thể sẽ là những nạn nhân duy nhất. Mỹ và Nga sau đó sẽ bắt tay làm lành trên đống hoang tàn của hệ thống ABM Đông Âu” - ông 
Bogdanov tiên đoán.

Đó tất nhiên là một kịch bản mà cả Nga, Mỹ lẫn châu Âu đều không mong muốn, nhưng một khi chưa tìm ra tiếng nói chung trong vấn đề ABM, mỗi động thái của NATO sẽ khiến Nga phải đáp trả.

Tổng thống Putin lên tiếng dọa sẽ tăng cường thêm quân và khí tài đến Kaliningrad, lãnh thổ của Nga nằm giữa Ba Lan và Lithuania bên bờ biển Baltic, và ông không loại trừ khả năng Nga sẽ rút khỏi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược.

Theo ông Steven Pifer - cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, Nga vốn dĩ đã có ý định tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới phía tây, thì nay điện Kremlin có thể dùng cái cớ đối đầu với Mỹ để thực hiện điều này.

Nhà phân tích Mirzayan nhận định cũng có thể xảy ra một kịch bản khác, đó là thay vì đối đầu, Matxcơva sẽ hợp tác với NATO nhưng với điều kiện khối này từ bỏ động cơ chính trị của mình.

“Chúng tôi đã đề nghị nhiều phương án dàn xếp vụ ABM và sẵn sàng cho việc hợp tác. Một phương án đó là Nga sẽ cùng NATO lập nên một hệ thống ABM ở châu Âu theo nguyên tắc phân chia khu vực. Hệ thống này có thể giúp bảo vệ khu vực khỏi các cuộc tấn công tên lửa từ bên ngoài” - người phát ngôn Maria Zakharova 
giải thích rõ hơn.

Nhưng hiện tại điều này có lẽ chưa khả dĩ bởi người Nga cho rằng Mỹ chưa xem họ là một đối tác ngang hàng, một yếu tố không thể tách rời của hệ thống an ninh châu Âu. Điều này đồng nghĩa quan hệ Nga - NATO sẽ tiếp tục tiến triển theo những xung 
đột chồng lấn.

Số liệu báo cáo 2015 - Đồ họa: N.KH
Số liệu báo cáo 2015 - Đồ họa: N.KH


Theo Tuoitre

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.