Một bước để trở thành cường quốc toàn cầu

(Baonghean) - Khoản tài trợ trị giá 6 tỷ USD để giúp ngăn ngừa chủ nghĩa cực đoan và xây dựng “một xã hội bao dung, ổn định” tại Trung Đông mà Nhật Bản vừa công bố thực sự là một chiêu PR không thể ấn tượng hơn ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Ise-Shima trong tuần này. 

Sự hào phóng hiếm thấy

Báo chí thế giới cuối tuần qua xôn xao trước tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật Bản về gói hỗ trợ mới nhất cho Trung Đông ngay trước thềm khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Các nền kinh tế công nghiệp phát triển - G7 mà nước này đăng cai tổ chức. Tại Hội nghị thượng đỉnh G7, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ bàn về những nguy cơ an ninh cũng như các vấn đề bất ổn địa chính trị tại Trung Đông và các khu vực khác. 
 Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ có vai trò và quyền hạn lớn hơn trong việc can dự vào các điểm nóng và vấn đề an ninh trên thế giới (Nguồn: Deutsche Welle)
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ có vai trò và quyền hạn lớn hơn trong việc can dự vào các điểm nóng và vấn đề an ninh trên thế giới (Nguồn: Deutsche Welle)
Theo đó, Nhật Bản cam kết hỗ trợ khoảng 6 tỷ USD trong giai đoạn 2016 - 2018 để Trung Đông ngăn ngừa chủ nghĩa cực đoan và xây dựng “một xã hội bao dung, ổn định”. Theo văn bản mà Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố, sự trợ giúp được thiết kế để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của những vấn đề tại Trung Đông, điển hình là cuộc khủng hoảng người di cư. 
Cùng với đó, Nhật Bản cho biết sẽ tiếp nhận 150 sinh viên người Syria trong các khóa học 5 năm. Nếu điều này diễn ra, đây có thể coi là một cuộc cách mạng đối với xứ sở Phù Tang bởi trong năm ngoái Nhật Bản chỉ tiếp nhận 27 người tị nạn và từ chối gần như tất cả các đơn đăng ký của người nhập cư.
Kế hoạch tham vọng và đầy màu sắc nhân đạo này có vẻ như nhằm hỗ trợ cho chủ đề của cuộc gặp của các nhà lãnh đạo G7 sắp tới. Đó là khủng bố, Trung Đông, người tị nạn và người di cư trong nội bộ các nước. 
Vụ việc hai công dân Nhật Bản bị IS hành quyết năm ngoái đã khiến nước này xem xét lại chính sách đối ngoại. Ảnh: New York Times.
Vụ việc hai công dân Nhật Bản bị IS hành quyết năm ngoái đã khiến nước này xem xét lại chính sách đối ngoại. Ảnh: New York Times.
Không nhiều người tin rằng, Nhật Bản có nhiều lợi ích chiến lược tại khu vực Trung Đông, đủ để họ dành ra nhiều tiền bạc và công sức bảo vệ. Sự liên quan có thể nói là duy nhất tới giờ là việc 2 công dân Nhật Bản bị Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng hành quyết dã man năm ngoái, bất chấp mọi nỗ lực giải cứu từ Chính phủ cũng như của cộng đồng quốc tế. Ngay sau khi IS hành quyết con tin thứ 2 và đe dọa đưa Nhật Bản vào danh sách mục tiêu khủng bố, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã ra lệnh siết chặt các biện pháp an ninh nhằm bảo vệ công dân nước này cả ở trong và ngoài nước. 
Sẵn sàng cho vị thế cường quốc toàn cầu
Nhìn ở góc độ chiến lược, động thái mới nhất của Nhật Bản là sự chuẩn bị cần thiết cho một vai trò lớn hơn của quốc gia Đông Á này trên các diễn đàn quốc tế và cả các vấn đề toàn cầu sát sườn mà Tokyo đang và sẽ phải đối mặt. Quá trình này bắt đầu với việc diễn giải lại Hiến pháp hòa bình sau Chiến tranh thế giới thứ 2 hay Quốc hội nước này thông qua gói Dự luật An ninh mới hồi tháng 9 năm ngoái nhằm mở rộng vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) ở nước ngoài theo đề xuất của Thủ tướng Abe.
Đây là bước đi tất yếu trong bối cảnh Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức an ninh mới và môi trường an ninh ngày càng phức tạp. Bên cạnh lý do liên quan tới thái độ không thân thiện của Trung Quốc đối với các vùng biển tranh chấp, không thể bỏ qua lý do khủng bố trong nỗ lực này của Tokyo.
Nước Nhật đang nỗ lực cho thấy 1 hình ảnh khác hoàn toàn với mô hình đã gắn chặt với họ suốt hàng thập kỷ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Khi đó người ta chỉ thấy cách tiếp cận hòa bình thời hậu chiến của đất nước này. Tokyo chủ trương đứng ngoài mọi cuộc chiến tranh, tập trung phát triển và vực dậy nền kinh tế, đồng thời xây dựng một quan hệ đồng minh gắn kết với Mỹ. Bởi thế, cuộc xung đột đẫm máu ở Trung Đông không phải là điều mà công chúng Nhật Bản thực sự quan tâm. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng con tin vừa qua cho thấy mối nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố, đồng thời lộ rõ yếu huyệt “an ninh” của một quốc gia được coi là an toàn nhất thế giới. 
 Vụ việc hai công dân Nhật Bản bị IS hành quyết năm ngoái đã khiến nước này xem xét lại chính sách đối ngoại (nguồn: New York Times)
Sự quyết đoán của Thủ tướng Shinzo Abe đang giúp nước Nhật chuyển mình trở thành cường quốc toàn cầu (nguồn: Chicago Tribune)
Cũng cần phải nhắc tới vai trò của Thủ tướng Shinzo Abe trong việc “làm mới” chính sách đối ngoại của đất nước. Những gì mà nhà lãnh đạo này thể hiện ở hội nghị G7 năm ngoái, khi ông phá vỡ phong cách truyền thống của Nhật Bản. Suốt 39 năm qua, những đại diện của Nhật Bản ở G7 thường chỉ tập trung sôi nổi vào các thảo luận kinh tế, còn khi những lãnh đạo của các quốc gia công nghiệp phát triển khác bàn về các điểm nóng chính trị an ninh thì họ thường giữ im lặng phần lớn thời gian, và chỉ đưa ra đề xuất về hành động hoặc, thông thường hơn, là không hành động.
Theo bà Yuriko Koike - cựu Bộ trưởng Quốc phòng, cố vấn an ninh quốc gia của Nhật Bản, những chuyển động đang diễn ra chứng minh 1 điều, Nhật Bản không còn chấp nhận nằm ngoài lề chính trị thế giới. Ở cả hai vấn đề chính trị ngoại giao nổi bật nhất, Thủ tướng Abe đều tham gia thảo luận tích cực. Ông ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực đẩy lùi IS và công khai ủng hộ những đáp trả cứng rắn đối với hành động xâm phạm chủ quyền Ukraine của Nga.
Việc ông đề xuất và vận động Quốc hội thông qua Dự luật An ninh mới hồi năm ngoái cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc tạo ra 1 khuôn khổ pháp lý cho chiến lược an ninh toàn diện hơn. Và giờ đây, với kế hoạch viện trợ cho Trung Đông, nước Nhật đang muốn hoàn tất vai trò của mình trong sân chơi địa chính trị toàn cầu. Sự quyết đoán về chính sách đối ngoại này là một cuộc cách mạng đối với nền ngoại giao Nhật Bản tương tự như vai trò của chính sách “Abenomics” đối với nền kinh tế đất nước Mặt Trời mọc.
Thanh Sơn

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.