Nga-Mỹ mâu thuẫn, Syria tiếp tục bế tắc

(Baonghean) - Một loạt vụ đánh bom đẫm máu lại xảy ra tại 2 thành phố ven biển của Syria khiến hàng trăm người thương vong. Dù lệnh ngừng bắn vẫn còn giá trị về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế, bất đồng quan điểm giữa Nga và Mỹ cả trên thực địa lẫn trên bàn đàm phán đang đẩy tình hình Syria vào bế tắc. Dư luận lo ngại những vụ đánh bom sẽ chưa dừng lại, đe dọa khả năng sụp đổ hoàn toàn lệnh ngừng bắn do Nga và Mỹ làm trung gian. 

Nga “xuống nước”, Mỹ “làm cao”
Hôm nay (25/5), Nga bắt đầu không kích chống các nhóm khủng bố không tham gia thỏa thuận ngừng bắn tại Syria - chủ yếu là mặt trận Jabhat Al-Nusra - và các nhóm vũ trang đang đưa lính và vũ khí vượt biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ trái phép.
Thành phố Tartus sau vụ đánh bom. Ảnh: AP
Thành phố Tartus sau vụ đánh bom. Ảnh: AP
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã đưa ra đề xuất với Mỹ để cùng phối hợp chiến dịch không kích với quan điểm rằng biện pháp này sẽ giảm nguy cơ tấn công nhầm dân thường và mang lại bước tiến cho các giải pháp hòa bình tại Syria. 
Tuy nhiên, Mỹ đã thẳng thừng từ chối và cho rằng Mỹ và Nga có các mục tiêu quân sự riêng biệt. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis tuyên bố: "Chúng tôi không phối hợp hay hợp tác gì với Nga trong bất kỳ chiến dịch nào ở Syria". Thay vào đó, Mỹ đang thảo luận về khả năng thực thi một số cơ chế mang tính bền vững nhằm tăng cường giám sát và thúc đẩy hiệp ước đình chiến. 
Đây không phải lần đầu tiên các kế hoạch của Nga hoặc Mỹ không nhận được đồng thuận của phía bên kia. Trước đó hồi tháng 4, Mỹ cũng từng nêu đề xuất với Nga về việc lập một hệ thống mới nhằm giám sát thỏa thuận ngừng bắn tại Syria cũng như đề nghị phân định rõ vùng lãnh thổ không giao tranh song Nga cũng không đồng ý. Điều đó cho thấy vẫn còn những bất đồng rất lớn giữa Nga và Mỹ xuất phát từ những tính toán chiến lược khác nhau giữa 2 bên.
Các nhà phân tích cho rằng, những bước đi mạnh mẽ và khó dự đoán của Nga đã tạo nên một vị thế mới cho nước này tại khu vực Trung Đông. Bởi vậy Mỹ phải tìm cách để cân bằng lại, và chắc chắn không phải bằng cách cùng Nga tham gia chiến dịch không kích hôm nay.
Thay vào đó, Mỹ có kế hoạch cùng lực lượng đối lập tấn công vào thành phố Raqqa - thủ phủ không chính thức của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Trong khi đó, Nga cũng không đồng ý với ý tưởng phân định vùng lãnh thổ không giao tranh, bởi Nga cho rằng đó thực chất là sự “chia rẽ Syria” - kịch bản mà Nga và chính quyền Assad đều không muốn. 
Nguy cơ sụp đổ lệnh ngừng bắn
Không có sự đồng ý của Mỹ, Nga vẫn đơn phương sử dụng máy bay chiến đấu để tấn công bất cứ tổ chức nào không tuân thủ lệnh ngừng bắn bắt đầu từ hôm nay. Trong khi Chỉ huy lực lượng quân sự Mỹ ở khu vực Trung Đông - tướng Joseph Votel đã tới Syria để bàn thảo kế hoạch tấn công thành phố Raqqa. Lựa chọn hành động khác nhau trên thực địa chỉ là sự nối dài các bất đồng giữa Nga và Mỹ, vốn đã thể hiện trong hàng loạt cuộc đàm phán trước đây, mới nhất là tại vòng đàm phán ở Geneva, Thụy Sỹ hồi cuối tháng 4.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu bàn về kế hoạch tại Syria. Ảnh: Sputnik.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu bàn về kế hoạch tại Syria. Ảnh: Sputnik.
Trong cuộc họp tiếp xúc Syria do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đồng chủ trì cách đây 1 tuần, 2 bên đều thừa nhận sự mong manh của thỏa thuận ngừng bắn hiện nay tại Syria. Bản thân Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura cũng khẳng định ông không thể mời chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad  và phe đối lập Syria quay trở lại bàn đàm phán cho đến khi có 1 “lệnh ngừng bắn đáng tin cậy”. 
Hiện nay, lực lượng IS tại Syria đang hứng chịu rất nhiều tổn thất trước các đợt tấn công của cả quân chính phủ cũng như của các liên minh quốc tế. Lãnh thổ mà IS chiếm đóng tại Syria đã thu hẹp 20%, trong đó có các thành phố quan trọng như Deir-al zor, al-Mayadin, Palmyra…
Nga - Mỹ vẫn bất đồng về kế hoạch tại Syria. Ảnh: Reuters.
Nga - Mỹ vẫn bất đồng về kế hoạch tại Syria. Ảnh: Reuters.
Nếu cuộc chiến chống IS đang trên đà tiến triển tốt thì cuộc đối đầu giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy lại đang diễn biến xấu đi, thậm chí một số chuyên gia còn tiên đoán về sự sụp đổ hoàn toàn lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ 27/2.
Nguy cơ này là thực tế khi hàng loạt vi phạm lệnh ngừng bắn liên tục diễn ra trong thời gian gần đây quanh các địa điểm chiến lược như Aleppo, Idlib, Homs và gây thương vong lớn. Gần đây nhất là loạt đánh bom đẫm máu lại xảy ra tại 2 thành phố ven biển của Syria là Tartus và Jableh hôm 23/5 khiến ít nhất 150 người thiệt mạng và hơn 200 bị thương. Cũng như mọi lần trước, cả quân Chính phủ Syria và phe nổi dậy Syria đều đổ lỗi cho nhau về những vụ bạo lực này. 
Cho đến thời điểm này, có lẽ không một ai có thể đưa ra những nhận định lạc quan cho tình hình tại Syria. Với bất đồng giữa Nga và Mỹ, bất đồng giữa các lực lượng nội tại của Syria, các chuyên gia cho rằng cuộc nội chiến tại nước này đang rơi vào vòng luẩn quẩn và còn lâu mới tìm ra lối thoát. Lệnh ngừng bắn vốn từng được hy vọng là nền tảng cho việc tìm kiếm giải pháp hòa bình tại Syria giờ đây lại rơi vào tình trạng vô cùng mong manh. 
Thúy Ngọc

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.