Obama tới Nhật Bản: Lời xin lỗi muộn màng?

(Baonghean.vn) - Cuối tháng này, Brack Obama sẽ trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ đến thăm Hiroshima - thành phố hứng chịu vụ ném bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới.

Tổng thống Obama bước lên phi cơ riêng. Ảnh: dpa.
Tổng thống Obama bước lên phi cơ riêng. Ảnh: dpa.

Mất tới 71 năm mới có một tổng thống đương nhiệm của Mỹ đến Hiroshima. Nhà Trắng đã khẳng định sẽ không có lời xin lỗi nào từ siêu cường số 1 thế giới. Thay vào đó, họ khẳng định chuyến đi được thực hiện với mục đích thăm các địa điểm tưởng niệm những nạn nhân xấu số của vụ ném bom.

Dù thế nào đi nữa thì đó cũng chỉ là một hành động mang tính hình thức, không hơn, không kém. Tổng thống Mỹ không tới Nhật Bản chỉ để thăm Hiroshima, ông tới quốc gia Đông Á này để tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7.

Chuyến đi của ông Obama được Nhà Trắng miêu tả là nhằm nhấn mạnh “cam kết của Mỹ đối với việc theo đuổi nền hòa bình và an ninh của một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.

Đây là sự kiện tiếp nối chuyến thăm tới Hiroshima vào tháng 4 của Ngoại trưởng John Kerry - cũng là lần đầu một ngoại trưởng của Mỹ tới thăm viếng các khu tưởng niệm hòa bình của thành phố. Và cũng không có lời xin lỗi nào được đưa ra từ phía ông Kerry.

Cơ sở để hòa giải

Nhà phân tích Alexander Freund của tờ DW đánh giá về chuyến thăm của ông Obama tới Nhật, so sánh với việc nước Đức đã dám thừa nhận tội ác của mình sau chiến tranh thế giới thứ 2, đồng thời nhấn mạnh thừa nhận sai lầm là bước đầu tiên của việc xin lỗi, và chỉ có cách đó mới giúp hàn gắn nỗi đau trong quá khứ.

Ông Alexander Freund cũng cho rằng không ai mong đợi việc ông Obama phải quỳ gối xin lỗi và bù đắp cho những nạn nhân của vụ tấn công bằng bom nguyên tử. Rõ ràng, tội ác trong vụ đánh bom hạt nhân là không thể so sánh với tội ác của Đức quốc xã. Nhưng dù vậy, Tổng thống Mỹ vẫn nên xin lỗi những người phải hứng chịu hậu quả từ vụ ném bom khi tới thành phố Hiroshima.

Ngoại trưởng Mỹ tới thăm công viên tưởng niệm hòa bình tại Hiroshima trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây. Ảnh: Internet.
Ngoại trưởng Mỹ tới thăm công viên tưởng niệm hòa bình tại Hiroshima trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây. Ảnh: Internet.

Vì sao? DW lý giải bởi sử dụng vũ khí hạt nhân là tội ác không phải bàn cãi. Không thể biện luận rằng nếu không ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki, cuộc chiến tại Thái Bình Dương sẽ tiếp diễn và khiến nhiều dân thường vô tội thiệt mạng hơn.

Cho dù lập luận đó có đúng đi chăng nữa, nhưng ngay sau khi quả bom được thả xuống thành phố Hiroshima tất cả mọi người đều biết đó là một sai lầm. Tuy nhiên khi thả tiếp quả bom xuống thành phố Nagasaki, thực chất khi ấy Mỹ chỉ đang muốn thử nghiệm loại vũ khí mới, thị uy sức mạnh đối với Nhật Bản và đặc biệt là đối với Nga.

Đó là lần đầu tiên siêu cường Mỹ giải phóng sức mạnh hạt nhân của mình và bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang với Nga mà hậu quả của việc đó vẫn còn hiển hiện cho đến ngày hôm nay. Dù việc ông Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn bắt tay đấu tranh vì hòa bình và an ninh trong một thế giới không có vũ khí hạt nhân, nhưng xét cho cùng chính phía Mỹ là bên đưa ra “lời nguyền” hạt nhân 71 năm về trước.

Nhật cũng cần xin lỗi?

Obama cần phải đối mặt với sai lầm lịch sử tại Hiroshima. Chuyên gia phân tích Freund bày tỏ suy nghĩ rằng ở gần cuối nhiệm kỳ, chủ nhân của giải thưởng Nobel hòa bình chẳng còn gì để mất. Thay vào đó, ông có thể nhận được sự ngưỡng mộ bởi xin lỗi cũng là biểu hiện cho sức mạnh.

Tương tự, điều này cũng đúng nếu xét với Thủ tướng Abe, người chưa từng lên tiếng xin lỗi những quốc gia láng giềng về tội ác chiến tranh của phát xít Nhật. DW nhận định, nếu không thừa nhận sai lầm, sự hòa giải thực sự với các láng giềng như Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ là nhiệm vụ bất khả thi của đất nước mặt trời mọc.

Thảo Linh

(Theo DW)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.