Thế giới và những màn hồi hộp 'thót tim'

(Baonghean) - Những sự kiện chính trị quan trọng có sức ảnh hưởng đến toàn thế giới tuần qua đã đem lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người theo dõi. Hồi hộp, sửng sốt, thắc mắc, bất mãn, lo sợ,…chắc chắn kết quả của những sự kiện này sẽ khắc vào lịch sử thế giới hiện đại những cột mốc đáng chú ý.

Donald Trump rút ngắn khoảng cách đến Nhà Trắng

Tuần qua đánh dấu một “bước ngoặt” quan trọng của cuộc bầu cử tại Mỹ khi 2 ứng viên Ted Cruz và John Kasich tuyên bố rút lui khỏi cuộc bầu cử nội bộ. Nhà tài phiệt Donald Trump nghiễm nhiên trở thành ứng viên đại diện Đảng Cộng hoà ra tranh cử Tổng thống.

 Donald Trump - “làn gió lạ” của chính trường Mỹ liệu có gây bão trong cuộc tổng tuyển cử? Ảnh: Reuters
Donald Trump - “làn gió lạ” của chính trường Mỹ liệu có gây bão trong cuộc tổng tuyển cử? Ảnh: Reuters

Các chuyên gia đã phân tích, giải mã sức hút đến từ Donald Trump - vốn dĩ chỉ khiến người ta nhớ đến bởi khối tài sản khổng lồ và những phát ngôn gây sốc. Lại cũng có người đặt ra câu hỏi nghi vấn: liệu những phát ngôn có phần ngạo nghễ và thẳng thắn đến mức cực đoan đó là chiêu trò mà nhà tài phiệt và đội ngũ vận động tranh cử của mình tạo ra để thu hút sự quan tâm của truyền thông?

Chắc chắn không một ứng viên nào lại có tần suất xuất hiện trên các kênh thông tin chính thống và không chính thống dày đặc như Trump. Hôm nay ông có thể lên báo vì một phát ngôn “khác người” trong chiến dịch tranh cử, ngày mai tên ông lại có thể được xướng lên trong một tin tức “lá cải”, xoay quanh những mô típ bê bối tình ái, đời tư có phần…rẻ tiền.

Dù thích, dù không, người ta phải nhớ đến cái tên Donald Trump với ấn tượng hoàn toàn khác so với những cái tên còn lại trong danh sách bầu cử. Với giới làm truyền thông, dĩ nhiên đó là một chiến thuật không thể cổ điển và kinh điển hơn…

Giờ đây khi ứng cử viên “vô tiền khoáng hậu” này chỉ còn cách giấc mơ của nước Mỹ một chặng đường nước rút nữa, người ta mới giật mình. Vì đã xem nhẹ sức ảnh hưởng của nhân vật được cho là “trò hề” của chính trường? Cũng có thể. Nhưng trên hết, những gì mà Trump sẽ làm nếu trở thành người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ mới là điều được quan tâm nhất hiện nay. 

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh: Salon.com
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh: Salon.com

Sau đây là 2 điều được dự đoán là sẽ được Donald Trump thực hiện bằng mọi giá nếu đắc cử Tổng thống Mỹ:

Thắt chặt biên giới phía Nam và cấm người nhập cư từ Mexico - trên thực tế, Donald Trump không ít lần khẳng định chủ trương cứng rắn với người nhập cư trong suốt chiến dịch tranh cử. Không chỉ kiên quyết trong tham vọng xây “tường chắn” ở biên giới phía Nam, Donald Trump còn muốn ra lệnh cấm người Hồi giáo - biện pháp mang tính cực đoan nhưng được cho là sẽ bảo vệ an ninh nước Mỹ trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố hoành hành.

Thay đổi chính sách thuế với các doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp đang chuyển công ăn việc làm ra ngoài nước Mỹ sẽ phải đối mặt với mức thuế lên đến 35% dưới “đế chế” của Donald Trump. Biện pháp này có thể khiến giới doanh nghiệp Mỹ bức xúc nhưng có vẻ đem lại hiệu quả khá tốt trong chiến dịch tranh cử, khi mà nền kinh tế Mỹ vẫn đang chật vật từ sau khủng hoảng 2008.

Tất nhiên, còn phải xem liệu Donald Trump có vượt qua được vật cản cuối cùng - ứng viên sáng giá đến từ Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Đây sẽ là một thử thách khó khăn cho nhà tài phiệt, bởi xuất thân và con đường sự nghiệp chính trị của Cựu Ngoại trưởng, Cựu Phu nhân Tổng thống Mỹ. Theo khảo sát mới nhất, bà Hillary Clinton vẫn đang giành lợi thế về tỷ lệ người ủng hộ. Tuy nhiên tất cả có thể thay đổi khi cuộc đua vẫn chưa kết thúc. Hãy cùng chờ xem ai sẽ là chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng…

Triều Tiên khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 7

Sáng 6/5 vừa qua, tại Bình Nhưỡng diễn ra phiên khai mạc Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7. Đây là kỳ Đại hội đầu tiên diễn ra dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Ảnh của các cố lãnh đạo Kim Il-sung và Kim Jong-Il tại Cung văn hoá 25-4, nơi diễn ra Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7. Ảnh: Reuters
Ảnh của các cố lãnh đạo Kim Il-sung và Kim Jong-Il tại Cung văn hoá 25/4, nơi diễn ra Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7. Ảnh: Reuters

Kỳ Đại hội thứ 6 diễn ra từ năm 1980 dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-Il. Chính bởi quãng thời gian dài như vậy giữa 2 kỳ mà Đại hội lần này có vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định các chính sách phát triển chính trị, kinh tế tầm trung và dài hạn. Đặc biệt, kỳ Đại hội này có thể sẽ chứng kiến nhiều thay đổi về nhân sự cấp cao của Đảng và nhà nước Triều Tiên.

Theo dự đoán của các chuyên gia Trung Quốc, ông Kim Jong-un muốn điều chỉnh cân bằng quyền lực giữa quân đội và Đảng, cũng như trẻ hoá đội ngũ Đảng viên nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách, mệnh lệnh của ông.

Tất nhiên, nội sự Đại hội Đảng Triều Tiên vẫn đang là dấu chấm hỏi với thế giới. Nhưng một chi tiết bên lề đáng chú ý là đại diện của Trung Quốc không được mời tham dự sự kiện chính trị quan trọng này, thông tin đưa bởi Global Times - phụ bản của cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một mặt, điều này phản ảnh việc Triều Tiên muốn duy trì lập trường độc lập của mình. Mặt khác, trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đang diễn biến phức tạp, động thái này của Triều Tiên có lẽ còn mang hàm ý phản ứng, tỏ thái độ với Bắc Kinh.

Khách sạn Ryugyong (phía xa) cao 105 tầng là tòa nhà cao nhất tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Những tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Mặc dù Trung Quốc vẫn đang là quốc gia có thái độ tích cực nhất với Triều Tiên trong bối cảnh các cực quyền lực khác như Mỹ, Nhật, châu Âu đồng loạt “tẩy chay” với lý do Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân mù quáng nhưng những động thái gần đây của Bình Nhưỡng đã gây bất lợi cho Bắc Kinh.

Việc liên tiếp tuyên bố và tiến hành thử vũ khí hạt nhân cũng như buông lời đe doạ Mỹ và Hàn Quốc của Triều Tiên đã cho Mỹ cơ hội điều vũ khí chiến lược đến khu vực. Đồng thời, khối liên minh Mỹ - Nhật - Hàn được củng cố chặt chẽ hơn bao giờ hết, tạo thành đối trọng đáng gờm với Trung Quốc trong khu vực.

Nếu trong quá khứ, Trung Quốc từng “kháng Mỹ, viện Triều”, chống lưng cho Triều Tiên đương đầu với Mỹ và Hàn Quốc thì bây giờ, nếu một cuộc chiến tranh tương tự tái diễn lại, chưa chắc Trung Quốc sẽ đi lại con đường cũ.

Luôn là một ẩn số khó đoán của thế giới, không có gì khó hiểu khi tất cả đang hồi hộp dõi theo Đại hội Đảng lần thứ 7 của Triều Tiên - dự báo sẽ mở ra một bước ngoặt mới trong chính sách phát triển của quốc gia này.

Tuy nhiên, điều chắc chắn là sự cương quyết của Triều Tiên sẽ không giảm sút đi, khi mài trong diễn văn phát biểu tại Đại hội, Uỷ ban hoà bình tái thống nhất Triều Tiên tuyên bố nước này sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển chương trình hạt nhân nếu Mỹ không từ bỏ đe dọa với quốc gia này.

Hải Triều

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.