Thời khắc quan trọng của Philippines

(Baonghean.vn) - Hôm nay (9/5), hơn 54 triệu cử tri Philippines sẽ đi bầu Tổng thống, tìm người kế nhiệm ông Benigno Aquino để lãnh đạo đất nước cho nhiệm kỳ 6 năm tới. Trước thềm cuộc bầu cử, dù các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Thị trưởng thành phố Davao Rodrigo Duterte đang giành được nhiều sự ủng hộ nhất, song các chuyên gia đều nhận định cuộc bầu cử Tổng thống Philippines lần này sẽ rất gay cấn với kết quả khó dự đoán.

4 ứng cử viên mạnh nhất trong cuộc đua vào ghế Tổng thống. Ảnh: Investvine.
4 ứng cử viên mạnh nhất trong cuộc đua vào ghế Tổng thống. Ảnh: Investvine.

Cuộc đua “tứ mã”

Trong 5 ứng cử viên tham gia tranh cử Tổng thống năm nay, cuộc đua thực chất chỉ còn diễn ra giữa 4 ứng cử viên là Bộ trưởng Nội vụ Mar Roxas, Phó Tổng thống Jejomar Binay, Thượng nghị sĩ Grace Poe và Thị trưởng thành phố Davao Rodrigo Duterte.

Trong đó, ông Duterte và bà Grace Poe tranh cử với tư cách là ứng cử viên độc lập, còn ông Jejomar Binay là chủ tịch Đảng Liên minh Dân tộc thống nhất đối lập và ông Mar Roxas thuộc đảng Tự do cầm quyền.

Một đặc điểm trong các cuộc bầu cử Tổng thống ở Philippines là quyết định của người dân chủ yếu dựa vào tình cảm yêu mến đối với từng ứng viên chứ không phải do sự hỗ trợ phía sau của các đảng phái. Bởi vậy, những cam kết mang tính cá nhân mới giúp cho các ứng viên giành lấy sự tín nhiệm của cử tri.

Theo một số thăm dò diễn ra ngay trước thềm cuộc bầu cử, ứng viên độc lập Rodrigo Duterte đang tỏ ra nổi trội nhất với 33% cử tri ủng hộ. Ông Duterte “ghi điểm” bởi các cam kết cứng rắn về chống tham nhũng và chống tội phạm trong cương lĩnh tranh cử như chấm dứt nạn tội phạm trên cả nước trong vòng 6 tháng, thậm chí dọa “sử dụng xe tăng” nếu Quốc hội chống lại quyết định của ông. Dù phong cách khoa trương, lời lẽ cứng rắn và thái độ bốc độc khiến nhiều người gọi ông là “Donald Trump của Philippines”, nhưng những người bất bình với sự suy thoái của trật tự công cộng, tội phạm, may túy lan tràn, đặc biệt là tầng lớp trung lưu lại có cảm tình với ông.

Cách xa ông Duterte tới hơn 10% tỷ lệ ủng hộ là Thượng nghị sĩ Grace Poe, cựu Bộ trưởng Nội vụ Mar Roxas và Phó Tổng thống Jejomar Binay với tỷ lệ gần ngang nhau.

Trong khi cả bà Grace Poe và ông Jejomar Binay lấy trọng tâm tranh cử là ủng hộ người nghèo, thì ông Max Roxas lại nhấn mạnh nỗ lực vực dậy nền kinh tế. Dù vậy, cương lĩnh tranh cử của cả 3 nhân vật này đều bị đánh giá là thiếu thuyết phục so với ông Duterte.

Điểm nhấn Biển Đông

Bên cạnh những vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày như chống tội phạm, ma túy, chống tham nhũng, xóa đói giảm nghèo, giải quyết tình trạng giao thông tắc nghẽn…, cách thức giải quyết vấn đề Biển Đông cũng là vấn đề được dư luận trong nước và quốc tế chú ý trong cương lĩnh tranh cử của các ứng viên Tổng thống Philippines.

Tổng thống Benigno Aquino đã theo đuổi chiến lược cứng rắn trong quan hệ với Trung Quốc bằng hàng loạt hành động như tăng cường quan hệ với Mỹ và các đồng minh trong khu vực, củng cố sức mạnh quân đội, và đỉnh điểm là đệ đơn kiện những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông lên Toà Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan), cũng như có nhiều phát biểu mạnh mẽ nhằm vào Bắc Kinh. Bởi vậy, người ta chờ đợi xem các ứng viên Tổng thống sẽ tiếp tục xử lý vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ với Trung Quốc như thế nào khi lên cầm quyền.

Dù tất cả các ứng viên đều nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, song 3 trong số 4 ứng viên mạnh nhất hiện nay là ông Duterte, bà Grace Poe và Manuel Roxas đều theo chiều hướng tiếp tục cứng rắn với nước này.

Ông Duterte cam kết bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông, thậm chí cho biết sẽ đến một hòn đảo bị Trung Quốc chiếm đóng để khẳng định chủ quyền của Philippines.

Còn bà Grace Poe cam kết sẽ đầu tư mạnh mẽ cho quân đội, đặc biệt là tập trung đầu tư cho Lực lượng Tuần duyên Philippines để bảo vệ tốt hơn cho ngư dân – những người đang bị Trung Quốc ngăn không cho đến gần bãi cạn Scarborough. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ WSJ, bà Poe khẳng định: "Chúng tôi sẽ không đầu hàng trước sự hung hăng và các hành động quân sự của Trung Quốc".

Trong khi đó, ông Manuel Roxas sẽ tiếp tục theo đuổi cách giải quyết vấn đề với Trung Quốc qua các cơ chế pháp lý - phương thức Trung Quốc chưa bao giờ hoan nghênh.

Trong số các ứng viên, chỉ có Phó Tổng thống Philippines Jejomar Binay mềm mỏng hơn khi tỏ ra muốn nhanh chóng xây dựng lại mối quan hệ với Trung Quốc.

Dù có thể không phải là vấn đề quan trọng nhất trong quyết định cuối cùng, nhưng với người dân Phillipines - ở một góc độ nào đó, Biển Đông vẫn là một mảnh ghép không thể thiếu trong hình ảnh đất nước Phillipines 6 năm tới đây. Người dân muốn biết hình ảnh quốc gia “tuyến đầu” khu vực trong quan hệ với Trung Quốc của Philippines sẽ ra sao trong thời gian tới.

Ông Duterte đang dẫn điểm so với các ứng viên còn lại. Ảnh: Bloomberg.
Ông Duterte đang dẫn điểm so với các ứng viên còn lại. Ảnh: Bloomberg.

Chờ đợi gương mặt mới

Dù các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Rodrigo Duterte đang có ưu thế trước ba ứng viên còn lại, song các nhà phân tích đều nhận định chưa có cơ sở nào để khẳng định ông sẽ giành chiến thắng, và tên của người sẽ kế nhiệm Tổng thống Aquino vẫn là ẩn số.

Dù ai là tân Tổng thống Philippines thì thách thức lớn nhất là duy trì thành tựu kinh tế nổi bật đã đạt được dưới thời Tổng thống Benigno Aquino. Tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong ASEAN ở mức hơn 6% - mức tốt nhất của Philippines trong 4 thập kỷ qua sẽ là mục tiêu không dễ vượt qua. Hơn nữa, tỷ lệ đói nghèo ở Phillipines hiện vẫn còn rất cao, bởi vậy nhiệm vụ hết sức khó khăn của tân Tổng thống còn là đưa những lợi ích của tăng trưởng kinh tế lan tỏa tới mọi tầng lớp trong xã hội. 

Nếu người dân Phillipines chờ đợi ở gương mặt Tổng thống mới cách điều hành kinh tế - xã hội toàn diện thì dư luận quốc tế lại chờ đợi ở nhân vật này những định hướng về chính sách đối ngoại, đặc biệt là quan hệ với Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, Mỹ với chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản với chính sách tăng cường vai trò và vị thế trong khu vực sẽ là những người dõi theo cuộc bầu cử này một cách sát sao nhất.

Dư luận sẽ không phải chờ đợi lâu, bởi theo quy định, bầu cử Tổng thống ở Philippines chỉ diễn ra một vòng, và người có số phiếu cao nhất sẽ lập tức trở thành tân Tổng thống, bất kể có quá bán hay không.

Thúy Ngọc

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.