Trung Quốc muốn đưa tàu ngầm vũ trang hạt nhân tới Thái Bình Dương

(Baonghean.vn) - Bắc Kinh đang đứng trước nguy cơ chạy đua vũ trang mới bằng động thái trên, dù nước này tuyên bố sự mở rộng phòng thủ tên lửa của Mỹ khiến họ không có lựa chọn khác.

Trung Quốc đã nghiên cứu công nghệ tàu ngầm có trang bị tên lửa đạn đạo hơn 3 thập niên qua. Ảnh: Getty.
Trung Quốc đã nghiên cứu công nghệ tàu ngầm có trang bị tên lửa đạn đạo hơn 3 thập niên qua. Ảnh: Getty.

Theo Guardian, Quân đội Trung Quốc đang sẵn sàng điều các tàu ngầm vũ trang tên lửa hạt nhân đầu tiên tới Thái Bình Dương, biện minh rằng hệ thống vũ khí mới của Mỹ đã phá hủy lực lượng phòng thủ hiện có của Bắc Kinh, khiến họ không còn phương án nào khác.

Giới chức quân sự Trung Quốc chưa cho biết chính xác thời gian của cuộc tuần tra lớn, nhưng quả quyết động thái trên chắc chắn xảy ra.

Họ nhắc đến các bản kế hoạch hồi tháng 3 nhằm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc, và phát triển tên lửa siêu thanh có khả năng tấn công Trung Quốc trong vòng 1 giờ kể từ lúc phóng, như những mối đe dọa lớn đến tính hiệu quả của lực lượng phòng thủ trên mặt đất của nước này.

Báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc trước Quốc hội Mỹ dự báo “Trung Quốc có thể sẽ tiến hành tuần tra phòng thủ hạt nhân lần đầu tiên trong năm 2016”, dù các quan chức cấp cao của Mỹ từng đưa ra những dự đoán tương tự trước đó.

Trung Quốc đã nghiên cứu công nghệ tên lửa đạn đạo trong 3 thập niên qua, song việc triển khai trên thực tế bị trì hoãn vì lý do lỗi kỹ thuật, các quyết sách,…

Đến nay, Bắc Kinh đang tuyên bố theo đuổi chính sách phòng thủ thận trọng, không bao giờ là nước đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân trong xung đột và lưu trữ đầu đạn và tên lửa ở những nơi riêng rẽ, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của ban lãnh đạo tối cao.

Tờ Guardian cũng nhận định triển khai tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân sẽ đem lại những hậu quả khó lường. Các đầu đạn và tên lửa sẽ được gắn với nhau và chuyển cho hải quân, để tiết kiệm thời gian nếu có quyết định phóng vũ khí hạt nhân. Việc Trung Quốc bắt đầu tuần tra có sử dụng tên lửa có thể làm xấu thêm tình trạng căng thẳng chiến lược vốn có với Mỹ về vấn đề Biển Đông.

Lá chắn chống tên lửa đạn đạo THAAD được quyết định triển khai tại Hàn Quốc sau vụ thử hạt nhân thứ 4 của Triều Tiên, và nhằm bảo vệ Hàn Quốc khỏi tấn công bằng tên lửa.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng tầm bắn của hệ thống THAAD mở rộng tới Trung Quốc và góp phần ảnh hưởng khả năng phòng thủ hạt nhân của nước này. Họ đã cảnh báo Seoul rằng quan hệ song phương có thể “bị hủy hoại ngay” nếu vẫn tiếp tục triển khai THAAD.

Phía sau những cảnh báo đáng lo ngại là mối bận tâm ngày một tăng trong Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc rằng kho hạt nhân tương đối nhỏ của nước này (ước tính 260 đầu đạn so với 7.000 của Mỹ và Nga), chủ yếu gồm tên lửa trên mặt đất, ngày càng dễ bị tổn thương trước một cuộc tấn công đầu tiên, dù bằng hạt nhân hay vũ khí thông thường.

 Phòng thủ tên lửa không phải mối lo duy nhất của nước này. Họ còn lo lắng về tên lửa siêu thanh mới đang được phát triển theo chương trình tấn công toàn cầu nhanh của Mỹ có mục tiêu tạo ra tên lửa dẫn đường chính xác tới các mục tiêu ở bất cứ đâu trên thế giới chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ.

Trung Quốc đang phát triển một tên lửa tương tự nhưng giới chức tại Bắc Kinh lo sợ rằng kho hạt nhân của Trung Quốc có thể bị xóa sổ sạch sẽ, khi tên lửa họ bắn ra để trả đũa bị phá hủy giữa không trung bởi lớp phòng thủ của Mỹ.

 Thảo Linh

(Theo Guardian)

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.