Điểm lại những cột mốc của mối quan hệ Anh-EU

Ngày 23/6, số phận mối quan hệ giữa Anh và Liên minh Châu Âu (EU) sẽ được định đoạt bởi cuộc trưng cầu dân ý của những người dân Anh. Liệu Brexit có trở thành sự thật hay EU vẫn sẽ duy trì là một khối 28 thành viên?

Quyết định của Anh đóng vai trò rất quan trọng không chỉ với bản thân nước này mà còn với cả EU, đặc biệt là khi các chuyên gia dự báo rằng Brexit có thể khuyến khích điều tương tự diễn ra với các thành viên EU khác. Điều đó có nghĩa rằng EU đang đứng trên bờ vực tan rã.

Hãy cùng điểm lại những cột mốc quan trọng trong mối quan hệ đầy sóng gió giữa Anh và EU.

1957: Các nước châu Âu hợp nhất, Anh bắt đầu để mắt tới EEC

 

Khi Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) được thành lập năm 1957, chỉ có 6 thành viên tham gia tổ chức này, bao gồm: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.

EEC được thành lập để tạo ra mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn sau những tổn hại do Chiến tranh Thế giới thứ II gây ra. Mục tiêu của khối là tạo ra một thị trường chung cho hàng hóa, dịch vụ và con người có thể luân chuyển dễ dàng hơn.

1961 - 1967: Pháp phủ quyết cho Anh gia nhập EEC

 

Trong năm 1961, Anh, Ireland và Đan Mạch đều bày tỏ quan điểm muốn gia nhập EEC. Tuy nhiên, vào tháng 1/1963, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về những tác động mà Anh có thể gây ra khi trở thành thành viên của tổ chức này do mối quan hệ mật thiết giữa Anh và Mỹ. Chỉ trong vài ngày, những đơn xin gia nhập EEC đều bị treo.

Ông de Gaulle cho biết ông tiếp tục phủ quyết việc Anh vào EEC lần thứ 2 vào năm 1967. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa EEC và Anh có phần nhẹ nhàng hơn sau khi ông de Gaulle từ chức vào năm 1969.

1973: Anh được trở thành thành viên của EU

EEC chào đón ba thành viên mới là Anh, Ireland và Đan Mạch, nâng tổng số thành viên lên con số 9.

1975: Anh tổ chức trưng cầu dân ý về việc rời khỏi hay ở lại EEC

 

Trong chiến dịch tranh cử của mình, lãnh đạo Công đảng Harold Wilson tái đàm phán với EEC về các điều khoản thành viên và kết quả là đã phải có một cuộc trưng cầu dân ý. Ngày 5/6/1975, người dân Anh bình chọn việc tiếp tục là thành viên của EEC với số phiếu bầu rơi vào khoảng 67%.

1984: Anh đàm phán bồi hoàn ngân sách thành công

Sau khi Thủ tướng Margaret Thatcher cảnh báo sẽ ngừng thanh toán các khoảng phí liên quan đến EEC, một thỏa thuận cắt giảm ngân sách giữa Anh và EEC đã đàm phán thành công.

Vào thời điểm đó, Anh đang là nước đóng góp ngân sách nhiều nhất cho EEC mặc dù là một trong những thành viên nghèo nhất.

Năm 2005, Anh đồng ý giúp phục hồi lại một số khoản ngân sách để trợ giúp cho các kế hoạch mở rộng của EU.

1979 - 2002: Anh giữ đồng bảng Anh

 

Năm 1979, EU giới thiệu Hệ thống Tiền tệ châu Âu và cơ chế tỷ giá hối đoái (ERM) với kỳ vọng ổn định tiền tệ và tỷ giá trong khu vực. Anh ban đầu không tham gia ERM nhưng vào đầu những năm 1990, họ đã sử dụng cơ chế này trước khi loại bỏ nó sau cuộc khủng hoảng tiền tệ “Thứ 4 đen tối” vào năm 1992.

Năm 1992, Hiệp ước Maastricht được ký kết, nhấn mạnh về việc khối kinh tế sẽ lớn mạnh ra sao nếu tập trung vào các chính sách kinh tế. Hiệp ước này cũng đánh dấu việc thay đổi tên của tổ chức từ EEU sang EU và thiết lập các quy tắc cho đồng tiền tệ chung của khối - đồng Euro.

Đồng Euro chính thức ra mắt vào năm 1999 và tới năm 2002, đã có 12 thành viên thuộc tổ chức này áp dụng đồng tiền vào lưu thông giao dịch hàng ngày. Anh đã chọn không sử dụng đồng tiền này làm đồng tiền chính thức thay cho đồng Bảng Ạnh.

2007 đến nay: Cuộc khủng hoảng tài chính tấn công khu vực châu Âu

Khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 lan rộng ra toàn cầu, nhiều nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi các khoản vay lớn trước đó. Những quốc gia chịu nhiều tác động nhất đã nhận được sự trợ giúp về mặt tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và các thành viên khác thuộc EU.

2013: Người Anh phải có “tiếng nói của mình”

 

Tháng 1/2013, Thủ tướng Anh – ông David Cameron – đã phát biểu rằng nếu Đảng Bảo thủ chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015, chính phủ Anh sẽ tập trung tái đàm phán về những vấn đề liên quan đến việc là thành viên của EU.

Những người dân sẽ tham gia một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định xem họ có muốn ở lại trong khối kinh tế này nữa hay không.

2015: Một dự luật trưng cầu dân ý được công bố

 

Ngày 27/5/2015, Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhị đã khởi động những chính sách và đề xuất mới của Đảng Bảo thủ, trong đó bao gồm Dự luật Trưng cầu dân ý Liên minh Châu Âu.

2016: Công bố ngày diễn ra trưng cầu dân ý

Vào giữa tháng 2, ông David Cameron đã cố gắng đàm phán một thỏa thuận cải cách với những nhà lãnh đạo EU về tính cạnh tranh, bảo trợ tài chính, dân nhập cư và cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ngày 23/6/2016.

Kể từ đó, những cuộc tranh luận chính trị bùng nổ từ cả hai phía là Anh và EU. Tới ngày 15/4, Anh công bố khởi động chiến dịch trưng cầu dân ý diễn ra trong vòng 10 tuần về việc có tiếp tục làm thành viên của EU hay không.

23/6/2016: Ngày phán xét của nước Anh

 

Vào ngày 23/6 sắp tới, một câu hỏi sẽ tràn ngập trên các mặt báo, các cuộc thảo luận chính trị và thị trường chứng khoán toàn cầu: Người anh sẽ bỏ phiếu cho việc ở lại hay rời khỏi EU?

Các cuộc thăm dò ý kiến diễn ra trước đó vẫn chưa cho thấy một kết quả rõ ràng. Trong cuộc khảo sát mới nhất của YouGov/Sunday Times diễn ra ngày 16-17/6, 44% số người được hỏi mong muốn EU vẫn có đầy đủ 28 thành viên, 43% muốn Brexit xảy ra và 13% bỏ phiếu trống.

Theo ndh.vn

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.